Ung thư vú có tỷ lệ tử vong cao, vì vậy, khi nhắc đến bệnh nhiều chị em có tâm lý hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm ung thư vú có thể cải thiện rất tốt. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để biết những thông tin quan trọng về căn bệnh này nhé!

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng các tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát, hình thành nên khối u ác tính. Ung thư vú có thể di căn sang các bộ phận khác nhau của cơ thể. 

Theo thống kê, ở Hoa Kỳ ung thư vú khá phổ biến. Bệnh không chỉ xảy ra ở nữ giới mà cũng có cả ung thư vú ở nam giới. Hiện nay, ung thư vú phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ rất cao, số ca tử vong cũng đang có xu hướng giảm dần. 

Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú

Nhiều người không phát hiện ra ung thư vú vì nhầm lẫn triệu chứng với bệnh khác. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của người bệnh:

- Đau tức ngực, nổi hạch: Ngực có cảm giác đau âm ỉ, nóng liên tục, sau sẽ càng dữ dội hơn kèm theo nổi cục ở vú hoặc hạch ở nách.

- Thay đổi về kích thước và hình dạng của vú.

- Da thay đổi: Vùng da bị ung thư vú thay đổi màu sắc, bong tróc ở núm vú, có thể xuất hiện nhiều nếp nhăn, lõ như lúm đồng tiền, thậm chí có mụn nước, ngứa lâu không dứt.

- Đau lưng, vai gáy: Triệu chứng đau lưng, vai gáy khiến người mắc nhầm lẫn với giãn dây chằng hoặc bệnh liên quan đến cột sống. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu điển hình của ung thư vú.

dau-lung-vai-gay-la-trieu-chung-cua-benh-ung-thu-vu.png

Đau lưng, vai gáy là triệu chứng của bệnh ung thư vú

Nguyên nhân nào gây ung thư vú?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú như di truyền, giới tính, liệu pháp hormone, tiền sử mắc bệnh ở vú, tiếp xúc với bức xạ. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch suy yếu. Cụ thể như sau:

Hệ miễn dịch yếu

Nguyên nhân sâu xa gây bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng là do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn và các tế bào có khả năng tăng sinh liên tục, tái cấu trúc, tạo ra lớp vỏ bọc bên ngoài để ngụy trang giúp cho chúng giống như tế bào bình thường nên hệ miễn dịch không thể nhận diện và tấn công. 

Di truyền

Theo thống kê, có 5 đến 10% trường hợp mắc ung thư vú có liên quan đến di truyền. Một số gen đột biến di truyền có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú. Trong đó, phổ biến nhất là gen ung thư vú BRCA1 và BRCA2, đều làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú.

Chính vì vậy, nếu gia đình có người mắc ung thư vú thì có thể  xét nghiệm máu để xác định các đột biến cụ thể trong BRCA hoặc các gen khác đang di truyền qua gia đình.

Giới tính

Phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn nam giới và đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh ở những người trung tuổi cao hơn người trẻ.

Tiền sử mắc bệnh ở vú

Nếu đã từng sinh thiết phát hiện tăng sản ở vú hoặc đã từng bị ung thư vú một bên thì nguy cơ phát triển ung thư vú bên con lại là rất cao.

Tiếp xúc với bức xạ

Người đã từng tiếp xúc với bức xạ khi còn nhỏ thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ cao hơn bình thường.

Liệu pháp hormone

Phụ nữ sau khi mãn kinh có thể điều trị kết hợp estrogen và progesterone để cải thiện triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, chính điều này lại làm nguy tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

phu-nu-su-dung-lieu-phap-hormone-co-the-la-yeu-to-gay-ung-thu-vu.png

Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone có thể là yếu tố gây ung thư vú

Các giai đoạn ung thư vú

Các giai đoạn của ung thư vú được xác định bởi đặc điểm như độ lớn hay khối u có chứa thụ thể hormone không. Có 4 giai đoạn ung thư vú, bao gồm:

Giai đoạn I

Giai đoạn I khi khối u vú đã xâm lấn (tế bào ung thư đang xâm lấn vào mô vú bình thường xung quanh) Giai đoạn I được chia thành các loại phụ được gọi là IA và IB.

- Giai đoạn IA: Khối u có kích thước lên đến 2 cm và chưa lan ra ngoài vú, không có hạch bạch huyết.

- Giai đoạn IB: Khối u ở vú nhỏ hơn 2 cm và có các nhóm tế bào ung thư nhỏ trong các hạch bạch huyết.

Ở giai đoạn I các tế bào ung thư mới bắt đầu xâm nhập vào mô bên ngoài lớp niêm mạc của ống dẫn hoặc tiểu thùy, nhưng các tế bào ung thư xâm lấn không thể lớn hơn 1 mm.

Giai đoạn II

Giai đoạn II được chia thành IIA và IIB, trong đó:

- Giai đoạn IIA: Khối u có kích thước 2cm hoặc nhỏ hơn và đã lan đến hạch bạch huyết ở nách. Khối u cũng có thể có kích thước lớn hơn 2cm và nhỏ hơn 5cm, chưa di căn đến hạch bạch huyết ở nách.

- Giai đoạn IIB: Khối u có kích thước lớn hơn 2cm, nhỏ hơn 5cm và các nhóm tế bào ung thư vú lớn hơn 0,2mm nhỏ hơn 2mm trong hạch bạch huyết. Hoặc khối u lớn hơn 2cm nhưng không lớn hơn 5cm và di căn 1 - 3 hạch bạch huyết ở nách. 

Giai đoạn III

Giai đoạn III được chia thành các loại phụ được gọi là IIIA, IIIB và IIIC.

- Giai đoạn IIIA: Không tìm thấy khối u trong vú hoặc khối u có thể có kích thước bất kỳ và ung thư được tìm thấy trong 4 - 9 hạch bạch huyết ở nách. Hoặc khối u lớn hơn 5 cm và các nhóm nhỏ tế bào ung thư vú (lớn hơn 0,2 mm, nhỏ hơn 2 mm) tìm thấy trong các hạch bạch huyết.  Hoặc khối u lớn hơn 5 cm và ung thư đã lan 1 - 3 hạch bạch huyết ở nách.

- Giai đoạn IIIB: Khối u có thể có kích thước bất kỳ và đã lan đến thành ngực và/hoặc da của vú gây sưng, loét; Đồng thời có thể đã lan đến 9 hạch bạch huyết ở nách 

- Giai đoạn IIIC: Có thể không có dấu hiệu của ung thư ở vú hoặc nếu có khối u nó có thể có kích thước bất kỳ, đồng thời đã lan đến thành ngực và/hoặc lan đến 10 hoặc nhiều hạch bạch huyết ở nách.

Giai đoạn IV

Giai đoạn IV là tình trạng khối u vú ác tính đã xâm lấn lan ra ngoài vú và các hạch bạch huyết lân cận đến các cơ quan khác của cơ thể, như phổi, các hạch bạch huyết ở xa, da, xương, gan hoặc não.

ung-thu-vu-duoc-chia-thanh-4-giai-doan.png

Ung thư vú được chia thành 4 giai đoạn

Ung thư vú có nguy hiểm không?

Ung thư vú là bệnh lý nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư vú còn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, phương pháp điều trị, thể trạng cơ thể. Thực tế, có nhiều người mắc ung thư vú và phát hiện ở giai đoạn sớm (1, 2) có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, ung thư vú tái phát là điều hoàn toàn có thể nên cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp. 

Phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến

Phương pháp điều trị ung thư vú phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ lây lan của khối u. Khi điều trị, chuyên gia có thể kết hợp các phương pháp để hỗ trợ điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến. Có 2 loại phẫu thuật ung thư vú chính là phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ vú. 

Phẫu thuật bảo tồn vú

Phẫu thuật bảo tồn vú bao gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc cục bộ rộng, nơi khối u và một phần mô xung quanh. Nếu phẫu thuật bảo tồn vú, số lượng mô vú được loại bỏ sẽ phụ thuộc vào:

- Giai đoạn bệnh.

- Kích thước của khối u và vị trí của nó trong vú.

- Số lượng mô xung quanh cần được loại bỏ.

- Kích thước của bộ ngực.

Sau khi phẫu thuật bảo tồn vú, bác sĩ có thể kết hợp thêm xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Cắt bỏ vú

Cắt bỏ vú là phương pháp loại bỏ tất cả các mô vú, bao gồm cả núm vú. Trong trường hợp ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết sẽ cắt bỏ toàn bộ vú. Nếu khối u đã di căn đến hạch bạch huyết thì có thể phải cắt bỏ nhiều hơn (có thể bao gồm cả các hạch bạch huyết dưới cánh tay).

phau-thuat-dieu-tri-ung-thu-vu-co-ty-le-thanh-cong-cao.png

Phẫu thuật điều trị ung thư vú có tỷ lệ thành công cao

Hóa trị 

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải hóa trị trước khi phẫu thuật, để thu nhỏ một khối u lớn. Đây được gọi là hóa trị tân bổ trợ. Còn hóa trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư chưa loại bỏ, gọi là hóa trị bổ trợ.

Việc lựa chọn thuốc và sự kết hợp sẽ phụ thuộc vào loại ung thư vú bạn mắc phải và mức độ di căn. Hóa trị thường được điều trị ngoại trú, không phải nằm viện qua đêm và thuốc thường được truyền thẳng vào tĩnh mạch.

Các tác dụng phụ của hóa trị liệu bao gồm: Nhiễm trùng, ăn không ngon, mệt mỏi, rụng tóc, nhiệt miệng.

Xạ trị 

Xạ trị sử dụng liều lượng bức xạ có kiểm soát để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được dùng sau khi phẫu thuật và hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Xạ trị có thể kéo dài từ 3 - 5 ngày một tuần, trong 3 - 5 tuần, mỗi lần vài phút.

Các loại xạ trị bao gồm:

  • Xạ trị vú: Sau phẫu thuật bảo tồn vú, có thể xạ trị toàn bộ mô vú để tiêu diệt những tế bào ác tính còn sót lại.
  • Xạ trị thành ngực: Sau khi cắt vú, xạ trị được áp dụng vào thành ngực.
  • Xạ trị vào các hạch bạch huyết: Xạ trị nhằm vào nách và vùng lân cận để tiêu diệt bất kỳ khối u nào trong các hạch bạch huyết.

- Các tác dụng phụ của xạ trị: Xạ trị ung thư vú có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng, sạm da trên vú, đau vú, đỏ da, chảy nước mắt, mệt mỏi, chất lỏng dư thừa tích tụ trong cánh tay.

xa-tri-ung-thu-vu-giup-tieu-diet-te-bao-ung-thu-con-sot-lai.png

Xạ trị ung thư vú giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại

Ngăn ngừa ung thư vú bằng cách nào?

Ngăn ngừa ung thư vú từ sớm có vai trò rất quan trọng, bởi khi khối u đã hình thành việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp phòng tránh ung thư vú cụ thể như sau:

- Tầm soát ung thư vú: Có một chiến lược tầm soát ung thư vú phù hợp, có thể khám định kỳ hàng năm hoặc 2 năm một lần tùy độ tuổi. 

- Tự kiểm tra: Chị em có thể tự kiểm tra vú của mình, nếu có sự thay đổi như u cục, nổi hạch ở nách,... thì hãy đi khám ngay để phát hiện bệnh từ sớm.

- Hạn chế uống rượu: Nên tránh xa rượu bia, trong những trường hợp bắt buộc thì cũng không uống quá nhiều. 

- Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có ung thư vú. Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút và có thể bắt đầu bằng bài tập nhẹ nhàng trước.

- Hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh: Liệu pháp hormone có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Vì vậy, nên sử dụng liệu pháp hormone với liều lượng và trong thời gian ngắn. 

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Chủ yếu tập trung vào các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt. Đặc biệt, bạn nên chọn chất béo lành mạnh như dầu ô liu, thay vì bơ và ăn cá thay vì thịt đỏ.

an-uong-lanh-manh-giup-ngan-ngua-ung-thu-vu.png

Ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa ung thư vú

Những câu hỏi thường gặp về ung thư vú

Khi mắc ung thư vú, người bệnh sẽ có rất nhiều băn khoăn, lo lắng như bệnh có lây không, nên ăn uống như thế nào. Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc trên:

Ung thư vú có lây không?

Ung thư vú không phải bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan qua tiếp xúc thông thường, đường máu, dùng chung đồ, quan hệ tình dục,... Chính vì vậy, khi bị bệnh bạn không nên lo lắng sẽ lây bệnh cho người xung quanh.

Ung thư vú di căn đến đâu?

Đặc biệt, ung thư vú có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể như sau:

- Ung thư vú di căn xương: Triệu chứng điển hình là đau dữ dội, đột ngột, không thể cử động, đau lưng kèm theo mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, chán ăn. 

- Di căn phổi: Khi ung thư vú di căn đến phổi sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau, khó chịu ở phổi, khó thở, ho dai dẳng.

- Di căn não: Các triệu chứng của ung thư vú đã di căn đến não có thể là đau đầu, thay đổi giọng nói hoặc thị lực, vấn đề về trí nhớ. 

- Di căn gan: Khi ung thư vú di căn đến gan, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau, khó chịu, mệt mỏi, suy nhược, giảm cân hoặc kém ăn, sốt.

ung-thu-vu-co-the-di-can-den-gan.png

Ung thư vú có thể di căn đến gan

Ung thư vú nên ăn gì?

Người bị bệnh ung thư vú nên ăn thực phẩm chứa chất đạm, tinh bột, chất béo, rau xanh và hoa quả tươi.

- Chất đạm: Là nguồn cung cấp chất đạm, axit amin cần thiết. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo cân đối giữa protein động vật và thực vật. 

- Tinh bột: Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lua mì,...), khoai tây, khoai lang,... 

- Chất béo: Có giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào vú. Trong đó, chất beeso không no tốt hơn cho sức khỏe, làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. 

- Rau, củ quả: Hoa quả cần đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo quản lạnh để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, 

Ung thư vú nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì có những thực phẩm người bị ung thư vú nên hạn chế như:

- Thịt đỏ: Người bệnh ung thư vú nên ăn những thực phẩm chứa chất béo có hại không tốt cho sức khỏe.

- Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ,... người ung thư vú nên hạn chế.

- Rượu, bia, chất kích thích.

Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh có thể kết hợp cùng sản phẩm chứa hợp chất thiên nhiên như Oncolysin (hỗn hợp kẽm salicylate + methylsulfonylmethane (MSM) + cao sơn đậu căn) nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện ung thư vú. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh ung thư vú cũng như phương pháp điều trị. Nếu cần hỗ trợ về bệnh ung thư vú vui lòng liên hệ …. để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Bình luận