Say rượu làm cho cơ thể mệt mỏi, đau đầu, rối loạn một số chức năng, giảm sức đề kháng… Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày nhiều khi không thể tránh khỏi việc phải uống rượu để phục vụ mục đích công việc, giao tiếp... Do đó, một số cách giảm say rượu hiệu quả sau đây chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn.

Say rượu là gì?

Say rượu là tình trạng xảy ra khi một người sử dụng đồ uống chứa cồn vượt quá sự cho phép. 

Gan là cơ quan thực hiện nhiệm vụ chuyển hoá và đào thải rượu ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi bạn uống quá nhiều, gan không chuyển hóa được hết nên rượu sẽ đi vào máu, gây tác động lên não và các chức năng của cơ thể gây ra tình trạng say rượu. 

Khi một người say rượu, những chức năng và hoạt động sẽ bị ảnh hưởng, điển hình như: Thị lực giảm, buồn ngủ, mất thăng bằng, giảm nhận thức, dễ bị kích động, buồn rầu…

say-ruou-1.png

Người say rượu thường bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu

Triệu chứng thường gặp khi say rượu

Triệu chứng của say rượu và mức độ nặng nhẹ ở mỗi người là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào các yếu tố gây nên tình trạng say rượu. 

Tình trạng say rượu được chia thành nhiều giai đoạn, biểu hiện qua các triệu chứng tương ứng. Cụ thể như sau:

Các giai đoạn của say rượu

Nồng độ cồn trong máu(%)

Triệu chứng 

Mức độ thấp

0,01–0,12

Bạn đã uống một lượng đồ uống có cồn rất ít. Cơ thể vẫn chưa bị ảnh hưởng gì nhiều. 

Bạn hơi buồn ngủ hoặc cũng có thể sẽ cảm thấy thư giãn. 

Một số chức năng khác có thể giảm nhẹ như: Giảm tập trung, giảm trí nhớ.

Có thể bị đỏ mắt hoặc đỏ mặt.

Mức độ vừa phải

0,12 - 0,25

Ở mức độ này, người uống rượu đã rơi vào tình trạng say. Các triệu chứng gồm có:

  • Có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi.
  • Buồn nôn, đỏ mặt ở một số người.
  • Thị lực kém, giảm khả năng giữ cân bằng, đi đứng không vững, giảm khả năng phân tích và lái xe nghiêm trọng.
  • Giảm khả năng phối hợp giữa suy nghĩ và lời nói.
  • Giảm khả năng ghi nhớ ở một số người.
  • Hoa mắt, chóng mặt, một số người có thể cảm thấy đau đầu.
  • Tăng sự phấn khích, nói to hơn bình thường.
  • Dễ bị kích động hoặc tâm trạng buồn bã.

Mức độ nặng

0,25 - 0,45

Mức độ nặng của say rượu là khi các chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số triệu chứng điển hình ở mức độ này gồm:

  • Khó đứng dậy và di chuyển, chân tay run rẩy.
  • Mức độ nhận thức bị suy giảm nghiêm trọng.
  • Tình trạng đau đầu có thể tăng ở một số trường hợp.
  • Mặt có thể đỏ bừng.
  • Có thể nôn nhiều, tình trạng đau đầu nặng hơn.
  • Mất dần ý thức.
  • Không kiểm soát được lời nói và hành vi của mình.

Nguy hiểm tính mạng

0,45 trở lên

Biểu hiện cho thấy say rượu đã đến mức độ nguy hiểm:

  • Bất tỉnh: Cơ thể không còn phản ứng với xung quanh.
  • Có thể lên cơn co giật, tái mặt, xanh xao.
  • Hôn mê, các chức năng của cơ thể bị chậm lại.

say-ruou-2.png

Triệu chứng điển hình của say rượu là mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn

Yếu tố nào ảnh hưởng đến tửu lượng của bạn?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tửu lượng của mỗi người, điển hình như:

  • Tuổi tác, cân nặng: Những người trung niên hoặc cao tuổi sẽ hấp thụ và chuyển hoá rượu chậm hơn người trẻ, do đó tửu lượng của họ cũng yếu hơn.
  • Tình trạng sức khỏe: Khi cơ thể mắc một số bệnh lý, sức đề kháng suy giảm, gan hoạt động kém hơn làm giảm tửu lượng.
  • Trạng thái no hay đói: Ăn nhẹ trước khi tham gia các cuộc nhậu có thể giúp bạn uống rượu tốt hơn so với lúc đói. Do lúc này dạ dày chứa nhiều đồ ăn, làm chậm quá trình hấp thu rượu.
  • Tốc độ uống: Uống nhiều rượu trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu cấp tính.
  • Mức độ dung nạp của cơ thể: Những người thường xuyên uống rượu có thể làm tăng tửu lượng của mình.

Tác hại, di chứng sau say rượu

Những cơn say rượu sẽ để lại nhiều tác hại và di chứng nghiêm trọng. Một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải sau say rượu như:

  • Kích thích dạ dày, làm xuất hiện những cơn đau dạ dày, tá tràng.
  • Giảm đường huyết làm cơ thể mệt mỏi, rối loạn tinh thần, suy nhược.
  • Tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
  • Sức khỏe suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đau nhức xương khớp.
  • Co giật, động kinh.

say-ruou-3.png

Thường xuyên sử dụng rượu bia có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

Cách chữa say rượu

Tình trạng say rượu càng để lâu thì càng gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Tuỳ vào mức độ say rượu mà bạn có thể được chăm sóc tại nhà hoặc đưa đến các trung tâm y tế.

Chăm sóc người say rượu tại nhà

Nếu người say rượu chưa ở mức độ nguy hiểm thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng những cách sau:

Nếu người say còn có ý thức:

  • Để họ ngồi hoặc nằm ổn định một chỗ, tránh những cử động vô thức gây tổn thương đến cơ thể.
  • Hãy cho người say rượu uống nhiều nước hoặc những thức uống giải rượu như chanh muối, trà gừng…
  • Có thể gây nôn để đẩy lượng rượu còn lại trong người ra ngoài.
  • Không nên để người say rượu tắm nước lạnh, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tàn tật hay tử vong.

Nếu người say bất tỉnh:

  • Nếu người say rượu bất tỉnh, hãy để họ nằm nghiêng để tránh trường hợp bị nôn và sặc. 
  • Bạn cần kiểm tra xem nhịp thở của họ có bình thường không, người thấy biểu hiện gì bất thường không.

Ngoài ra, không nên để người say rượu ngủ một mình, bạn hãy chú ý đến họ để đề phòng những tình huống xấu có thể bất ngờ xảy ra.

say-ruou-4.png

Gây nôn là cách có thể loại bỏ nhanh chóng lượng rượu còn lại trong cơ thể

Cấp cứu say rượu

Đối với những trường hợp có biểu hiện say rượu nặng, ngộ độc rượu như: Rối loạn nhịp tim, hôn mê, co giật… thì không thể tự điều trị tại nhà được, cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và cấp cứu kịp thời.

Các phương pháp cấp cứu người say rượu:

  • Truyền dịch để ngăn ngừa mất nước, chất điện giải do nôn nhiều.
  • Bổ sung thêm một lượng vitamin và đường nếu trường hợp người say rượu bị hạ đường huyết.
  • Can thiệp thở, đặt ống thở để cung cấp oxy trong trường hợp cần thiết.
  • Loại bỏ lượng rượu còn lại trong cơ thể bằng cách bơm hơi hoặc rửa ruột.
  • Thực hiện các biện pháp khác theo chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thảo dược tự nhiên để giảm say rượu

Ngoài những thức uống giải rượu thông thường, bạn cũng có thể đun nấu một số loại thảo dược cho người say rượu uống. Một số thảo dược có thể đem sắc uống để điều trị say rượu hiệu quả như sau:

  • Cà gai leo: Đây là thảo dược chứa lượng lớn hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng bảo vệ tế bào gan, phục hồi các tế bào gan bị tổn thương do rượu giúp nâng cao tửu lượng, giảm tình trạng say rượu.
  • Lá sắn dây: Uống nước sắc từ lá sắn dây giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do say rượu. Lá sắn dây chứa thành phần soybean flavone và isofvone có tác dụng làm mát, hạ nhiệt, lợi tiểu, kích thích tiết mồ hôi...
  • Gừng tươi: Uống các loại trà gừng, nước gừng giúp quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn, từ đó làm nên công dụng giảm say rượu hiệu quả.
  • Chanh: Sử dụng nước chanh muối sau khi uống rượu hầu như là cách mà ai cũng biết. Chanh chứa nhiều vitamin C, kali… giúp giải khát, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu do say rượu.

Ngoài ra, hiện nay để có thể giảm say rượu nhanh chóng hơn, nhiều người đã tìm đến những sản phẩm hay thức uống giải rượu cấp tốc. Tuy nhiên, bạn nên chọn những sản phẩm từ tự nhiên, có uy tín lâu năm trên thị trường để vừa đem lại hiệu quả cao vừa an toàn với sức khỏe. Đặc biệt, sự kết hợp giữa cà gai leo, lá sắn dây, natri succinat hexahydrat, taurine, acid citric, vitamin C, vitamin B6… sẽ đem đến công dụng giảm mệt mỏi, buồn nôn, bảo vệ gan trước tác hại của việc uống rượu, say rượu cực tốt. 

say-ruou-5.png

Cà gai leo là thảo dược giảm say rượu hiệu quả

Người say rượu thường rất mệt mỏi, đau đầu, mọi chức năng bị suy giảm, có thể kèm theo triệu chứng mất ý thức tạm thời, phấn khích… Lúc này họ cần được chăm sóc đúng cách, sử dụng những loại nước uống để giảm say rượu nhanh chóng như cà gai leo, sắn dây hay sản phẩm giảm say có chiết xuất từ tự nhiên. Việc giải rượu được tiến hành càng sớm thì cơ thể người say sẽ đỡ mệt và nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường hơn.

Bình luận