Bệnh viêm đại tràng và những biến chứng nguy hiểm cần biết
Tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng hiện nay. Bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn và có nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng cao nên cần được quan tâm, điều trị đúng cách càng sớm càng tốt.
Bệnh viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng hay viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc lót (mặt trong của đại tràng) bị tổn thương, viêm, nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm này có thể khu trú hoặc lan tỏa rộng ở niêm mạc đại tràng. Đại tràng (ruột già) là bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa, có nhiệm vụ đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Mức độ viêm đại tràng thường được chia thành 2 loại sau:
- Viêm đại tràng cấp tính: Mức độ thương tổn nhẹ, niêm mạc đại tràng sưng nề, dễ chảy máu.
- Viêm đại tràng mạn tính : Tình trạng viêm niêm mạc đã ở mức độ nặng hơn, vết loét sâu, rộng hơn, có hiện tượng sung huyết và những ổ áp xe nhỏ.
Viêm đại tràng là tình trạng lớp lót niêm mạc đại tràng bị viêm, tổn thương
Căn nguyên gây bệnh lý viêm đại tràng là gì?
Người ta thấy rằng, bệnh viêm đại tràng có mối liên quan mật thiết với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Chế độ ăn không hợp lý, điều độ, đồ ăn khó tiêu, không đảm bảo vệ sinh; chế độ sinh hoạt không khoa học, làm việc căng thẳng, không có thời gian nghỉ ngơi đã góp phần thúc đẩy bệnh lý viêm đại tràng có xu hướng gia tăng những năm gần đây.
Nguyên nhân gây tình trạng viêm đại tràng cấp tính:
- Ngộ độc thực phẩm, dị ứng với thức ăn.
- Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống không sạch sẽ. Nước uống bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh.
- Một số vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng: Lỵ trực khuẩn Shigella, vi khuẩn tả, E. coli, vi khuẩn lao,... Virus như rotavirus. Ký sinh trùng như: Lỵ amip, giun đũa, giun tóc, giun kim,...
- Ngoài ra còn có thể do nấm candida, bệnh tự miễn, stress kéo dài, táo bón,...
Nguyên nhân gây tình trạng viêm đại tràng mạn tính
Với viêm đại tràng mạn tính, hiện nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn được chia làm 2 nhóm là xác định được nguyên nhân và không rõ căn nguyên.
- Viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân: Xảy ra sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và nhiễm độc nhưng điều trị không triệt để.
- Viêm đại tràng mạn tính không xác định được căn nguyên.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng như thế nào?
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cũng đặc trưng theo từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Biểu hiện của viêm đại tràng cấp tính
- Triệu chứng chung: Đau bụng, có thể đau ở một đoạn nào đó của đại tràng, bên trái, bên phải hoặc phía trên rốn. Tiêu chảy, phân toàn nước, có thể thấy máu và nhầy, cảm giác đau cứng bụng, mệt mỏi nhiều, sụt cân nhanh.
- Viêm đại tràng do ký sinh trùng lỵ amip sẽ có biểu hiện: Bụng đau quặn từng cơn, muốn đi tiêu nhưng lại chỉ đi được rất ít phân, nhìn kỹ có thể thấy máu và chất nhầy cùng với phân.
- Viêm đại tràng do vi khuẩn: Ngoài biểu hiện đi ngoài phân lỏng, có màu như máu cá, đau bụng, người bệnh còn có biểu hiện sốt. Đặc biệt với những người bị viêm đại tràng do vi khuẩn Shigella shiga thì số lần đi ngoài không đếm xuể, mất nước và chất điện giải nhiều, nhanh, dễ gây biến chứng trụy tim mạch nguy hiểm đến tính mạng.
Biểu hiện viêm đại tràng mạn tính
- Viêm đại tràng thể tiêu chảy: Triệu chứng điển hình là đau bụng từng cơn, phân lỏng hoặc nát không thành khuôn, tần suất đi ngoài khoảng 3-4 lần/ngày. Đi ngoài được thì đỡ đau, dễ chịu
- Viêm đại tràng thể táo bón: Phân cứng, khô, đau bụng, căng tức, chướng bụng, cảm giác khó tiêu, đầy anh ách vùng bụng.
- Viêm đại tràng thể táo bón và tiêu chảy: Tức là người bệnh lúc thì bị tiêu chảy, khi lại táo bón, bụng căng tức, khó chịu, đầy hơi.
Đau bụng, đầy hơi là biểu hiện của viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng nằm trong số những bệnh lý nguy hiểm của đường tiêu hóa. Nếu không phát hiện sớm, điều trị viêm ruột già hiệu quả sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng nặng gây chảy máu đại tràng. Hầu hết các trường hợp này là lớp nhung mao bảo vệ đại tràng đã không còn nữa. Niêm mạc đại tràng mất lớp bảo vệ nên dễ bị tổn thương, viêm, nhiễm trùng nặng hơn.
- Thủng đại tràng là hậu quả của các ổ viêm loét sâu, rộng không được điều trị tích cực, triệt để.
- Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm bậc nhất của viêm đại tràng. Gần 20% tiến triển thành ung thư đại tràng là con số không hề nhỏ. Không được điều trị sớm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ai là người dễ bị viêm đại tràng?
Những người dễ mắc viêm đại tràng thường là những người nằm trong độ tuổi trung niên và cao tuổi, dao động từ 30-80 tuổi. Đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị viêm loét đại tràng thì nguy cơ sẽ cao hơn.
Những người như dân văn phòng, lái xe, công nhân,... có chế độ ăn uống, làm việc thất thường, không khoa học, stress triền miên cũng dễ bị viêm loét đại tràng. Người bị táo bón kéo dài, dùng kháng sinh nhiều ngày cũng dễ bị viêm đại tràng.
Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ bị viêm đại tràng
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng?
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng giống với nhiều bệnh đường tiêu hóa khác, bởi vậy bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán xác định chính xác tình trạng bệnh cần có các xét nghiệm cận lâm sàng.
- Xét nghiệm phân tươi: Lấy phân tươi của người bệnh, soi, nuôi cấy xác định các thành phần có trong phân, loại vi khuẩn sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp.
- Xét nghiệm máu: Tìm hiểu xem có bị thiếu máu hay nhiễm trùng không.
- Nội soi đại tràng: Việc này sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy rõ lòng đại tràng, lấy các mô tại các vùng viêm loét để sinh thiết cho kết quả chính xác.
- Chụp X-quang: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể chụp X-quang để tìm kiếm xem có thủng ruột kết hay tắc ruột không.
- Chụp cắt lớp CT, MRI ruột: Áp dụng khi nghi ngờ có biến chứng viêm đại tràng.
Điều trị viêm đại tràng có khó không?
Cần khẳng định điều trị viêm đại tràng là vô cùng khó khăn. Bởi hầu hết các trường hợp đều không phát hiện bệnh sớm. Đa phần chỉ phát hiện ra bệnh khi ở giai đoạn mạn tính, khó điều trị dứt điểm. Nên nếu không điều trị đúng cách, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành ung thư và gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng. Bởi vậy, điều trị viêm đại tràng cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:
- Điều trị triệt để viêm đại tràng ngay khi phát hiện bệnh.
- Phác đồ điều trị đúng căn nguyên.
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, khoa học.
Một số phương pháp điều trị viêm đại tràng đang được áp dụng rộng rãi hiện nay:
Thuốc trị viêm đại tràng
- Thuốc chống viêm aminosalicylates: Là một loại thuốc làm giảm sưng viêm giống với sulfasalazine, mesalamine hoặc balsalazide. Các thuốc chống viêm này thường không gây kích ứng với niêm mạc đường ruột. Có thể dùng mesalamine dạng đường uống hoặc nhét trực tràng điều trị viêm loét đường tiêu hóa. có thể được dùng bằng đường uống hoặc dùng dưới dạng thuốc nhét trực tràng hoặc thuốc xổ để điều trị viêm loét đại tràng.
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng, áp xe: Ciprofloxacin, axit nalidixic, ofloxacin, sulfamethoxazole và trimethoprim,...
- Thuốc corticosteroid: Điển hình là prednisolone giúp giảm nhanh tình trạng viêm, phòng ngừa tái phát.
- Liệu pháp sinh học điều trị viêm loét đại tràng: Infliximab, infliximab-abda,...
- Thuốc điều trị tiêu chảy và men vi sinh.
- Bù nước và chất điện giải phòng ngừa biến chứng trụy tim mạch do đi ngoài nhiều.
Lựa chọn phác đồ điều trị viêm loét đại tràng đúng căn nguyên
Phẫu thuật
Áp dụng khi có viêm loét đại tràng tiến triển thành polyp đại tràng, ung thư đại tràng,...
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Không ăn đồ ăn tái, sống, chiên xào, nhiều dầu mỡ, cà phê và sữa, socola,...
Sử dụng liệu pháp hỗ trợ
Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên chứa cao sử quân tử, ImmunebioV (vách tế bào Lactobacillus rhamnosus) giúp tăng cường miễn dịch cho niêm mạc đại tràng, sát khuẩn, trị giun sán, chống viêm hiệu quả. Đồng thời tăng cường khả năng tiêu hóa, phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, phòng ngừa viêm đại tràng hiệu quả, an toàn.
Bệnh viêm đại tràng có thể tiến triển theo chiều hướng xấu nhanh chóng nếu chúng ta chủ quan, không phát hiện và có hướng điều trị kịp thời, đúng cách. Bởi vậy, ngay khi có những biểu hiện bất thường nghi ngờ viêm đại tràng, bạn cần thăm khám để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bình luận