Chứng tiểu buốt - Nỗi ám ảnh của nam giới độ tuổi trung niên
Chứng tiểu buốt - Nỗi ám ảnh của nam giới độ tuổi trung niên
Nam giới độ tuổi trung niên thường gặp phải vấn đề về tuyến tiền liệt. Tiểu buốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh và gây bất tiện cho người mắc phải.
Dấu hiệu nhận biết chứng tiểu buốt
Tiểu buốt là biểu hiện của nhiều bệnh có liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục. Vì vậy nhận biết triệu chứng này rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.
Chứng tiểu buốt
Tiểu buốt là cảm giác đau, rát, buốt nóng rát và khó chịu mỗi khi đi tiểu. Ở một số trường hợp, bệnh nhân cảm thấy rát, buốt bắt đầu từ khi đi tiểu cho đến khi kết thúc.
Đối với nam giới, ở những trường hợp có sỏi tiết niệu thì bệnh nhân có thể cảm thấy cảm giác đau buốt này xuất hiện dọc niệu đạo xuống tới tận lỗ tiểu.
Đau lưng đi kèm với tiểu buốt - Dấu hiệu báo động
Đi tiểu buốt là bệnh gì?
Nhiều bệnh có liên quan đến triệu chứng tiểu buốt. Dưới đây là một số căn bệnh với triệu chứng đặc trưng là tiểu buốt:
- Viêm đường tiết niệu:
Viêm tiết niệu bao gồm cả viêm niệu đạo, viêm bàng quang thường có biểu hiện là tiểu buốt. Các bệnh về viêm đường tiết niệu thường có những nguyên nhân chủ yếu như vi khuẩn, nhịn tiểu thường xuyên hoặc do vệ sinh cá nhân kém.
Ở trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra viêm tiết niệu. Đặc biệt là ở những bé trai có tình trạng hẹp bao quy đầu.
- Sỏi tiết niệu:
Một phần nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt chính là do sỏi tiết niệu. Sự cọ sát của sỏi vào niêm mạc đường tiết niệu gây ra những biểu hiện rát, đau, buốt cùng với tình trạng tiểu rắt.
Sỏi tiết niệu, đặc biệt là sỏi bàng quang sẽ góp phần gây ra chứng viêm tiết niệu, viêm bàng quang. Các phản ứng viêm này sẽ làm nước tiểu ứ đọng từ đó gây ra viêm bàng quang và theo dòng thận vi khuẩn có thể đi ngược lên gây viêm. Những tình trạng viêm này sẽ dẫn tới các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, thậm chí là tiểu ra máu.
Sỏi thận là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu buốt
- U xơ tuyến tiền liệt:
Tên gọi mà các chuyên gia hiện nay hay sử dụng cho căn bệnh này là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Là một căn bệnh khá phổ biến ở nam giới ở độ tuổi trung niên trở lên. Tuyến tiền liệt phì đại gây ra sự chèn ép lên bàng quang và niệu đạo. Sự chèn ép này khiến bàng quang không thể tống hết lượng nước tiểu đào thải ra ngoài gây ứ đọng. Sự ứ đọng lâu ngày có thể gây ra viêm nhiễm tiết niệu, sỏi tiết niệu trên bệnh nhân. Chính sự viêm nhiễm tại đây sẽ gây ra chứng tiểu buốt ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân.
- Một số vấn đề khác:
Ở phụ nữ có thai: Bàng quang và tử cung của phụ nữ nằm ở gần nhau. Khi thai nhi trong tử cung phát triển sẽ gây tăng áp lực cho bàng quang. Sự đè nén này sẽ làm xuất hiện triệu chứng tiểu buốt và đặc biệt là tiểu rắt ở phụ nữ mang thai.
Những người quan hệ tình dục không an toàn: Khi quan hệ không an toàn có thể gây ra viêm nhiễm đường sinh dục, hệ tiết niệu và một số bệnh lây qua đường tình dục. Sự viêm nhiễm này sẽ dẫn tới xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt và tiểu rắt.
Nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu buốt. Sự kích thích vùng tam giác niệu đạo hoặc cổ bàng quang chính là nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt. Niệu đạo bị viêm hoặc bị chèn ép sẽ gây khó khăn cho việc tiểu tiện. Từ đó bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác nóng, rát khi mới bắt đầu đi tiểu.
Ở nữ giới triệu chứng tiểu buốt xảy ra do các nguyên nhân:
- Viêm cổ tử cung.
- Viêm teo âm đạo.
- Viêm âm hộ.
Ở nam giới thì nguyên nhân của triệu chứng này là do:
- Viêm hoặc u xơ, phì đại tuyến tiền liệt.
- Viêm tinh hoàn- mào tinh.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới tiểu buốt xảy ra cả ở nam và nữ có thể là:
- Viêm bàng quang.
- Các khối u ở bàng quang hoặc ở niệu đạo chèn ép gây chứng bệnh này.
- Các căn bệnh viêm khớp có mối liên quan với cột sống.
- Cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây ra dị ứng.
- Cơ thể quá nóng cũng có thể xuất hiện chứng tiểu rắt, tiểu buốt.
Ai dễ gặp phải chứng tiểu buốt?
Nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu buốt rất rộng do đó chứng này có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào. Bất kể là trẻ nhỏ hay người lớn, nam hay nữ đều có thể gặp phải chứng bệnh này. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài lâu ngày hoặc có đi kèm với biểu hiện sốt, đau nhức kéo dài thì người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay.
Ở nam giới trung niên chứng tiểu buốt thường gắn liền với các căn bệnh về tuyến tiền liệt như phì đại, ung thư tuyến tiền liệt. Điều này không có nghĩa nam giới nào mắc chứng tiểu buốt cũng có thể do nguyên nhân tại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, biến chứng đi tiểu buốt ra máu ở nam giới cũng thường gặp nên bệnh nhân cần phải lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để chữa trị kịp thời.
Cách điều trị tiểu buốt - Bị tiểu buốt phải làm sao?
Rất nhiều người bệnh băn khoăn về cách xử trí khi gặp phải chứng tiểu buốt. Vậy khi bị tiểu buốt phải làm gì?
Đi tiểu buốt uống thuốc gì?
Không phải bất cứ lúc nào bạn cũng có thể tự ý mua thuốc khi bị triệu chứng này. Bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày thì bạn cần đi khám ngay. Việc thăm khám sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả khôn lường về sức khỏe cũng như có được phác đồ trị bệnh đúng đắn nhất.
Các thuốc được sử dụng cho bệnh nhân khi bị tiểu buốt là khác nhau tùy theo nguyên nhân. Nếu bạn bị viêm nhiễm thì kháng sinh sẽ là sự lựa chọn cho bạn. Tuy nhiên, kháng sinh là thuốc không được tự ý sử dụng bừa bãi nên bạn cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tiểu buốt do viêm nhiễm
Đi tiểu buốt uống lá cây gì?
Thông thường chứng tiểu buốt xảy ra do tình trạng cơ thể quá nóng trong thì bạn cũng có thể sử dụng những loại lá cây, thảo dược để trị bệnh. Những loại thức uống từ lá cây để loại trừ nóng trong như diếp cá, rau má,... đang được sử dụng rất nhiều.
Trinh nữ hoàng cung đang là thảo được dùng để ngăn chặn khối u tuyến tiền liệt tăng kích thước. Khi khối u chậm phát triển, sự đè nén lên bàng quang giảm từ đó ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm và sỏi. Nhờ vậy, chứng tiểu buốt của người bệnh được cải thiện.
Những lưu ý thêm cho người bị tiểu buốt
Chứng tiểu buốt hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là nguyên nhân nào thì sự thay đổi thói quen trong lối sống sẽ làm cho tình trạng bệnh của bạn được cải thiện đáng kể. Một số gợi ý cho bạn trong việc thay đổi lối sống của bản thân.
- Thường xuyên tập thể thao: Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày trong vòng 20-30 phút sẽ nâng cao sức khỏe của bạn.
- Ăn uống khoa học:
Chế độ ăn chứa nhiều rau xanh, hoa quả sẽ bổ sung cho bạn một lượng vitamin đáng kể. Các loại vitamin này sẽ góp phần nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể bạn từ đó giúp đẩy lùi bệnh tật.
Ngoài ra, hạn chế các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ loại bỏ rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn.
- Hạn chế các sản phẩm có tính chất kích thích như cà phê, rượu, bia…
- Hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn thuốc lá, thuốc lào sẽ rất có ích cho sức khỏe của bạn.
Tiểu buốt là một triệu chứng thường gặp ở cả nam và nữ giới. Đặc biệt ở nam giới độ tuổi trung niên thì triệu chứng này có tần suất xảy ra cao hơn. Điều này có liên quan mật thiết đến các căn bệnh về tuyến tiền liệt. Vì vậy, việc phát hiện và kiểm soát bệnh dựa theo triệu chứng là rất quan trọng và cần thiết đối với người bệnh.
Bích Phương
Bình luận