Đau dạ dày là tình trạng thường gặp, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người mắc. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể gây dẫn đến xuất huyết và thủng dạ dày. Vậy nguyên nhân gây đau dạ dày là gì? Làm sao để cắt ngay cơn đau? Để trả lời cho các câu hỏi trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đau dạ dày là gì?

Đau là dạ dày (hay đau bao tử) là tình trạng dạ dày bị viêm, loét gây tổn thương lớp niêm mạc tiêu hóa và hình thành các cơn đau. Ai cũng có thể mắc đau dạ dày kể cả trẻ em và người cao tuổi. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Các vị trí đau dạ dày thường gặp đó là: 

  • Vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị dạ dày thường xuất hiện ở quanh vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Bệnh thường khởi phát bằng những cơn đau âm ỉ, nóng rát.

  • Vùng bụng giữa

Đau bụng giữa thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày. Các cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói.

  • Vùng hạ sườn bên trái

Dạ dày nằm ở  hạ sườn trái, do vậy khi bị đau ở vị trí này thì rất cáo thể người bệnh bị gặp phải vấn đề về dạ dày…

Các cơn đau dạ dày khiến cuộc sống của người mắc bị đảo lộn.png

Các cơn đau dạ dày khiến cuộc sống của người mắc bị đảo lộn

Các dấu hiệu của đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, người mắc thường gặp phải các triệu chứng như: Đau bụng âm ỉ, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, chán ăn,... Cụ thể:

Đau bụng âm ỉ

Người bệnh thường đau âm ỉ, nóng rát ở vùng bụng. Những cơn đau xuất hiện theo chu kỳ, dễ gặp nhất về đêm và gần sáng. Người bệnh có thể bị đau bụng sau đó lan sang lưng, các cơn đau thường kéo dài từ 1- 2 tuần. Thời tiết quá lạnh cũng là một trong những yếu tố làm cho cơn đau xuất hiện trở lại. Tùy vào từng loại bệnh tính chất cơn đau sẽ khác nhau:

  • Người bị viêm loét dạ dày thường đau vùng thượng vị  khi đói, các cơn đau có tính chất chu kỳ.

  • Người bị ung thư dạ dày thường đau triền miên kéo dài và không theo lặp đi lặp lại theo một quy luật nào.

  • Người bị đau thượng vị khi đói thường liên quan đến loét dạ dày, tá tràng.

  • Khi trào ngược dạ dày, ngoài đau bụng người bệnh còn có triệu chứng ợ hơi, ợ chua liên tục.

Khó tiêu

Dạ dày bị tổn thương khiến chức năng tiêu hóa thức ăn bị suy giảm. Hậu quả là làm cho người bệnh gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Ợ hơi, ợ chua

Khi bị đau dạ dày, các tuyến tiết dịch tiêu hóa sẽ tăng hoạt động, khiến cho lượng acid trong dạ dày bị dư thừa. Khi thừa acid dạ dày, người mắc sẽ có biểu hiện đau kèm ợ hơi, ợ chua.

Đầy bụng, chán ăn

Các cơn đau âm ỉ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị sụt cân, mệt mỏi.

Một số triệu chứng ít gặp như:

  • Nôn ra máu có màu đỏ hoặc đen.

  • Đi vệ sinh ra máu có màu đen hoặc hắc ín.

  • Khó thở.

  • Buồn nôn

  • Cảm giác nóng ở ngực.

  • Sụt cân.

  • Cơ thể mệt mỏi.

Nguyên nhân gây đau dạ dày (bao tử)

Mặc dù có nhiều tố gây đau dạ dày, tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 70% người mắc các bệnh dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua hệ thống tiêu hóa. Nó có thể tồn tại trong môi trường acid làm tổn thương niêm mạc tiêu hóa gây tăng tiết dịch vị dẫn đến đau dạ dày. Bên cạnh vi khuẩn HP, đau dạ dày cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

Do sử dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây kéo dài có thể khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do một số thuốc có cơ chế làm giảm hoạt động của tuyến tiết chất nhầy khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương. Một số thuốc tây dễ gây đau dạ dày đó là: Thuốc giảm đau (Indomethacin, ibuprofen, diclofenac,....); thuốc hạ sốt (Aspirin); Thuốc chống viêm (dexamethasone, prednisone,...).

Do uống nhiều rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn bình thường. Hậu quả là làm cho dạ dày bị loét, gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu bia còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: Suy gan, thận,...

Do ăn uống không đúng giờ

Dịch vị acid thường được tiết theo chu kỳ nhất định. Việc ăn uống không đúng giờ sẽ phá vỡ nhịp sinh học tiết acid. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.

Do ăn nhiều đồ cay nóng

Ăn quá cay sẽ khiến cho niêm mạc tiêu hóa dễ bị loét. Một số thực phẩm có thể dẫn đến đau dạ dày đó là: Ớt, hạt tiêu,....

Do căng thẳng quá mức

Căng thẳng kéo dài sẽ làm cho dạ dày tăng tiết dịch vị, gây đau dạ dày. Những người hay thức khuya, suy nghĩ quá nhiều là đối tượng có nguy cơ cao mắc đau dạ dày.

Căng thẳng kéo dài là một trong những thủ phạm gây bệnh đau dạ dày.png

Căng thẳng kéo dài là một trong những thủ phạm gây bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và kịp thời, người mắc có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,... Cụ thể:

  • Ung thư dạ dày: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị đau dạ dày do vi khuẩn H. pylori có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn so với người không bị bệnh.

  • Chảy máu dạ dày: Viêm loét gây đau dạ dày kéo dài có thể dẫn đến chảy máu dạ dày (hay còn gọi là xuất huyết dạ dày). Chảy máu dạ dày gây mất máu nghiêm trọng khiến người bệnh phải truyền máu.

  • Thủng dạ dày: Dạ dày bị tổn thương lâu ngày có thể khiến cho lớp niêm mạc mỏng dần và hình thành lỗ thủng. Nếu không may gặp phải tình trạng này, người mắc sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc).

  • Cản trở quá trình tiêu hóa: Loét dạ dày có thể cản trở việc di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, khiến người mắc dễ bị no, nôn mửa và sụt cân.

Đau dạ dày có thể khiến người mắc gặp phải tình trạng sụt cân.png

Đau dạ dày có thể khiến người mắc gặp phải tình trạng sụt cân

Cách điều trị đau dạ dày

Để giảm đau dạ dày, người mắc có thể áp dụng các cách sau:

Cách chữa đau dạ dày tại nhà

Có rất nhiều phương pháp giúp giảm cảm giác khó chịu tại nhà. Dưới đây là một số cách mà người bệnh có thể áp dụng:

- Uống nước ấm khi đau.

- Ăn làm nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa chính.

- Chườm nóng khi đau bụng.

- Nhai kỹ khi ăn.

- Ăn các món dễ tiêu như: Cháo, súp,...

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Từ xa xưa, kho tàng y học Việt Nam luôn chứa đựng nhiều bài thuốc quý được chiết xuất từ các loại cây cỏ gần gũi trong tự nhiên. Đặc biệt, các nhà khoa học đã chọn cao hạt bưởi trở thành vị thuốc chính trong các bài thuốc nổi tiếng giúp giảm đau, chống loét, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP.

Trải qua hàng ngàn đời, tinh hoa y học vẫn luôn được lưu truyền. Ngày nay, y học hiện đại tiếp tục phát huy và ứng dụng công nghệ cao trong điều trị đau dạ dày, bằng việc sử dụng cao hạt bưởi và kết hợp glycine làm thành phần chính cùng nhiều vị thuốc quý và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ Dày Á Âu. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất thân thiện với cơ thể người dùng, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Thuốc điều trị đau dạ dày

Trong tây y, nguyên tắc điều trị bệnh đau dạ dày là làm lành vết loét, giảm tiết acid dịch vị và tiêu diệt vi khuẩn HP (nếu nhiễm HP). Do vậy, để giảm đau dạ dày, trong phác đồ điều trị, các bác sĩ thường sử dụng những thuốc sau:

- Thuốc kháng acid dạ dày (antacid)

Nhóm thuốc antacid có tác dụng trung hòa dịch vị, giúp điều trị chứng ợ nóng, ợ chua, đau rát dạ dày. Các loại thuốc trong nhóm này chứa thành phần là Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd.

Thuốc kháng acid thường được sử dụng sau bữa ăn 1h và dùng trước khi đi ngủ hoặc khi cơn đau xuất hiện. Thuốc không dùng cho các đối tượng có phosphat máu giảm, người bị suy thận,...

- Thuốc kháng thụ thể histamin (giảm tiết dịch vị)

Thuốc có tác dụng làm giảm tiết acid dịch vị. Người ta thường sử dụng loại thuốc này trong điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng và trào ngược dạ dày - thực quản,... Thuốc kháng thụ thể histamin thường được sử dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Thuốc sẽ bị giảm hấp thu khi dùng với antacid. Một số loại thuốc kháng thụ thể histamin thường dùng đó là: Famotidin, cimetidin, ranitidin, nizatidin,… Tác dụng phụ mà thuốc kháng histamin có thể gây ra bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy...

- Thuốc chẹn bơm proton:

Thuốc chẹn bơm proton có tác dụng ức chế tiết acid. Người bệnh nên sử dụng thuốc trước ăn 30-60 phút (tốt nhất vào buổi sáng). Một số loại thuốc có tác dụng chẹn bơm proton đó là: Omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol,... Người bị suy gan, thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.

Một số tác dụng phụ mà người mắc có thể gặp phải khi dùng loại thuốc này đó là: Đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,... Một số ít trường hợp gặp phải hội chứng tăng tiết dịch vị sau khi dừng uống thuốc.

- Thuốc bao niêm mạc dạ dày

 Thuốc bao niêm mạc dạ dày có tác dụng tăng tiết các chất nhầy bảo vệ niêm mạc và giúp vết loét nhanh lành. Thuốc thường được sử dụng ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 gam và trước bữa ăn. Một số loại thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc đó là: Misoprostol; Sucralfate; Rebamipide,...

Thuốc bao niêm mạc dạ dày có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ như: Buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,....

- Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn HP dùng để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị đau dạ dày đó là: Amoxicillin; Clarithromycin; Tetracycline; Metronidazole,...

Những loại thuốc này thường gây ra một số tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, xương, dị ứng,...

Thuốc tây trị đau dạ dày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.png

Thuốc tây trị đau dạ dày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Đâu là cách điều trị đau dạ dày tốt nhất?

Hiện nay theo các chuyên gia, để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, kết hợp sử dụng thuốc tây cùng các sản phẩm thảo dược. Bởi việc sử dụng thuốc tây kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó hội chứng tăng tiết acid là điều cần lưu tâm. Vì vậy, việc kết hợp với sản phẩm thảo dược sẽ làm giảm tác dụng phụ, ngăn chặn tình trạng tăng tiết dịch sau ngừng thuốc tây và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét, phòng ngừa bệnh tái phát.

Cách phòng ngừa đau dạ dày tái phát

Để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày tái phát, người mắc mắc nên áp dụng các biện pháp sau:

- Không nên ăn hoặc uống các đồ cay, nóng, kích thích như: Ớt, tiêu, rượu, bia, gà rán, nội tạng động vật, xúc xích,.....

- Người bị viêm dạ dày nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như: Cháo, súp,...

- Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và hoa, quả tươi để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa.

- Không nên ăn quá khuya và nên ăn tối vào trước 20h.

- Người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.

- Giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc yoga,...

- Tránh nằm ngay sau khi ăn no.

- Nên thận trọng sử dụng các loại thuốc tây gây kích ứng dạ dày.

Các thuốc giảm đau xương khớp có thể gây loét dạ dày.png

Các thuốc giảm đau xương khớp có thể gây loét dạ dày

Đau dạ dày khiến cho người mắc cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Nếu không may mắn mắc phải căn bệnh đau dạ dày bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều trị bằng thuốc, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần thảo dược mỗi ngày, bạn nhé!

Thanh Thảo

Bình luận