Nám da đã không còn xa lạ với nhiều người đặc biệt ở phụ nữ. Đây là tình trạng rối loạn da do sự tăng sinh quá mức của các tế bào sắc tố da. Tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng nám da lại khiến người mắc cảm thấy tự ti, mặc cảm bởi làn da của mình.

Nám da là gì?

Nám da là một vấn đề về da phổ biến mà nhiều người gặp phải. Trên bề mặt da xuất hiện các mảng sẫm màu, màu nâu hoặc xám nâu. Nám da xuất hiện nhiều hơn cả ở phụ nữ có thai nên còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”.

Nám da có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nám da thường gặp ở: Mặt, má, môi, mũi, cằm, cánh tay,... Nám da bị nhiều và nặng hơn vào mùa hè, thường sáng dần theo thời gian.

Thống kê cho thấy, nám da gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với đàn ông. Cụ thể, có khoảng 15-50% phụ nữ mang thai bị nám da, từ 1,5-33% dân số bị nám da chủ yếu ở thời kỳ sinh sản.

Dấu hiệu nhận biết nám da

Các dấu hiệu của nám da rất dễ nhận biết. Vùng da bị nám sẽ có màu sắc sậm, tối màu hơn so với vùng da khác. Thường xuất hiện đối xứng hai bên nếu nám da ở mặt và các vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Sự thay đổi về màu da hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe nhưng lại khiến người mắc cảm thấy mất tự tin bởi làn da loang lổ những vết sậm màu.

Nám da thường là các mảng màu sẫm trên bề mặt da

Nám da thường là các mảng màu sẫm trên bề mặt da

Nguyên nhân gây nám da là gì?

Đến nay, nguyên nhân gây nám da được xác định là do sự tăng sinh sắc tố (melanin) ở các tế bào lớp biểu bì da. Khi da tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, bức xạ tia cực tím, nhiệt độ cao,... sẽ kích thích sản sinh sắc tố nhiều hơn, khiến vùng da đó bị sẫm màu hơn bình thường.

Bên cạnh đó, nám da còn do nhiều yếu tố khác tác động tới. Cụ thể đó là:

Yếu tố di truyền

Thống kê cho thấy, 60% người bị nám da đều có người thân (bố, mẹ, anh, chị) cũng bị nám da.

Sự thay đổi nội tiết tố

Nám da gặp nhiều ở phụ nữ mang thai bởi khi đó có sự thay đổi nội tiết tố khiến da bị nám nhiều hơn.

Sử dụng sản phẩm có mùi thơm

Các loại xà phòng có mùi thơm như: Xà phòng thơm, mỹ phẩm,... cũng có thể gây ra các phản ứng độc hại dưới sự xúc tác từ ánh sáng để kích hoạt quá trình nám da.

Do lão hóa

Khi da bị lão có thể khiến quá trình sản sinh melanin bị mất kiểm soát dẫn đến sự xuất hiện của các mảng nám ở má, cằm và mũi.

Do căng thẳng

Khi căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ  sản sinh nhiều hormone cortisone. Khi hormone này tăng cao, pregnenolone chỉ có thể kiểm soát cortisol và mất đi chức năng cân bằng nội tiết tố, từ đó hình thành nám.

Nám da được chia thành mấy loại?

Nám da được chia thành 3 loại đó là nám biểu bì, nám hỗn hợp và nám hạ bì, cụ thể đó là:

  • Nám biểu bì có màu khá sẫm, xung quanh mảng nám có viền rõ, phát hiện rõ dưới ánh sáng đen. Các mảng nám có hình dạng và kích thước không đồng nhất. Nám biểu bì thường do ô nhiễm môi trường, hóa chất, tác dụng phụ của thuốc gây ra.
  • Nám hạ bì có màu hơi xanh, xanh xám hoặc nâu nhạt, thường là những đốm tròn, kích thước to nhỏ khác nhau. Nám hạ bì hay xuất hiện tại cằm, trán, gò má,... thường là kết quả của việc rối loạn nội tiết tố và căng thẳng.
  • Nám hỗn hợp: Đây là loại nám phổ biến nhất, gồm cả mảng nám màu hơi xanh  và nâu. Việc điều trị loại nám hỗn hợp khá phức tạp, cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Nám da hỗn hợp là tình trạng gặp ở nhiều người

Nám da hỗn hợp là tình trạng gặp ở nhiều người

Nám da thường gặp ở đối tượng nào?

Nám da có thể gặp ở bất cứ ai nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn cả:

  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh
  • Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 
  • Người làm việc trong môi trường có khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng.
  • Người phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại.

Nám da gây ra những ảnh hưởng gì?

Nám da tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại tác động không nhỏ đến tâm lý và cuộc sống, công việc của chị em. Thống kê cho thấy, những người bị nám da nói riêng hay gặp phải vấn đề về da liễu nói chung có tỷ lệ mắc các bệnh về tâm thần khá cao.

Người bị nám da thường có những suy nghĩ tiêu cực như:

  • Cảm thấy tự ti về vẻ bề ngoài.
  • Hạn chế giao tiếp, tự bó hẹp bản thân với người xung quanh.
  • Cảm thấy xấu hổ về bề ngoài của bản thân.
  • Mất niềm vui, động lực.
  • Không tham gia các hoạt động xã hội.

Tâm lý bị ảnh hưởng cũng khiến chất lượng công việc giảm sút, mất tập trung và lơ là với mọi vấn đề xung quanh.

Điều trị nám da như thế nào?

Điều trị nám da nhằm mục đích ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của sắc tố, từ đó hạn chế tối đa tình trạng nám da. Các phương pháp điều trị thông dụng đó là:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc dạng kem bôi thường được chị em sử dụng để trị nám đó là: 

  • Thuốc bôi chứa hydroquinone: Hydroquinone giúp giảm sẹo thâm, nám da; Ức chế enzyme tyrosinase nhằm làm giảm quá trình sản xuất melanin. 
  • Thuốc bôi Tretinoid (dẫn xuất của vitamin A) giúp tẩy tế bào chết, ngăn chặn bít tắc lỗ chân lông, tham gia vào quá trình làm lành vết thương, trị mụn trứng cá, chống lão hóa, làm mờ nám da.

Sử dụng kem bôi trị nám da

Các loại kem bôi trong thành phần có chứa acid azelaic,vitamin C đều có tác dụng làm sáng da, mờ vết nám, ức chế sự hoạt động của sắc tố melanin, giúp da mềm mịn và làm chậm lão hóa.

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên cũng là xu hướng điều trị nám da được nhiều chị em lựa chọn. Điển hình như sản phẩm có thành phần chính là silica từ lá tre. Silica  đóng vai trò là một chất xúc tác trong quá trình tổng hợp collagen, giúp da căng mịn, săn chắc da và cải thiện tình trạng da nám, da sạm,...

silica-tu-la-tre-giup-da-chac-khoe-ngan-ngua-sam-nam-da.png

Silica từ lá tre giúp da chắc khỏe, ngăn ngừa sạm nám da

Các phương pháp khác

Các phương pháp như: Trị nám bằng laser, đốt điện trị nám, chemical peeling là một số các biện pháp sử dụng công nghệ cao để trị nám. Ưu điểm của các phương pháp này là giúp điều trị những mảng nám sâu ở lớp hạ bì. Tuy nhiên vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình điều trị.

Thay đổi thói quen

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10h - 15h. Đây là khoảng thời gian các bức xạ hoạt động mạnh nhất, làm tổn thương làn da.
  • Nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài. 
  • Sử dụng áo chống nắng, ô, mũ rộng vành để che chắn làn da giúp hạn chế tác động từ các yếu tố bên ngoài.

Làm gì để phòng ngừa nám da?

Để có một làn da khỏe mạnh, trắng sáng thì việc phòng ngừa da nám, da sạm là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên kết hợp các phương pháp sau đây để có thể tránh được tình trạng nám sạm da:

Phòng ngừa nám da bằng chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đầy đủ các chất trong bữa ăn hàng ngày như chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin,...
  • Một số loại vitamin mà bạn nên bổ sung thông qua thức ăn hoặc qua các sản phẩm hỗ trợ đó là: Vitamin A, C, E, B giúp da khỏe mạnh, săn chắc, chống lão hóa, chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của sắc tố melanin.
  • Người có dấu hiệu nám da nên hạn chế ăn trứng, đồ tanh như hải sản, đồ ăn cay nóng, ...

Tăng cường bổ sung vitamin C giúp phòng ngừa nám da

Tăng cường bổ sung vitamin C giúp phòng ngừa nám da

Phòng ngừa da nám bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hóa chất

Tương tự như cách điều trị nám da qua việc thay đổi thói quen thì việc phòng ngừa nám da cũng như vậy. Bạn nên hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khung giờ từ 10-15h. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên sử dụng kem chống nắng, quần áo chống nắng, mũ, ô để có thể che chắn tối đa làn da của mình. Bên cạnh đó, nên lựa chọn những loại mỹ phẩm uy tín, chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để sử dụng.

Nám da tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu và nắm rõ nguyên nhân, sự hình thành các mảng nám da cũng như cách điều trị và phòng ngừa tốt hơn.

Hồng Đăng

Bình luận