Rối loạn tiêu hóa có thể là biểu hiện rất đỗi bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng tại đường tiêu hóa. Hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn hướng điều trị hiệu quả, ngăn chặn tái phát.

Khái niệm rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa được định nghĩa là chuỗi những biểu hiện bất thường xảy ra tại hệ tiêu hóa. Bao gồm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, loạn khuẩn đường ruột, buồn nôn, nôn,...

Hay tổng quan hơn, có thể định nghĩa rối loạn tiêu hóa là những vấn đề bất thường xảy ra tại đường tiêu hóa bao gồm thực quản, gan, dạ, ruột non, ruột già, túi mật và tuyến tụy.

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, không phân biệt giới tính, ảnh hưởng đến hàng triệu người Việt Nam mỗi năm.

Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến đường tiêu hóa hiện nay.jpg

Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến đường tiêu hóa hiện nay

Làm sao để phát hiện rối loạn tiêu hóa?

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất đa dạng, có thể xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận của ống tiêu hóa như: Đau bụng, căng chướng bụng, đi ngoài, tiêu chảy, táo bón,...

  • Đau vùng bụng: Thường gặp là các cơn đau âm ỉ vùng quanh rốn, bên trái, phải hoặc phía trên. Cũng có nhiều trường hợp đau quặn bụng dữ dội từng cơn, lan rộng toàn vùng bụng.
  • Căng tức bụng, khó tiêu: Cảm giác khó chịu, bụng chướng to, óc ách. Luôn cảm thấy thức ăn tồn đọng trong đường tiêu hóa, chưa tiêu hóa hết.
  • Tiêu chảy: Đi ngoài xì xoẹt nhiều lần trong ngày, phân lỏng toàn nước, phân sống,...
  • Táo bón: Phân khô, cứng, chắc, đau rát khi đi đại tiện.
  • Nôn và buồn nôn: Một số trường hợp có biểu hiện muốn nôn nhưng lại không nôn được hoặc nôn mửa nhiều.
  • Ợ chua, ợ hơi: Thường xuyên có biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là biểu hiện hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề.
  • Chán ăn: Bụng căng chướng khó chịu, mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn gì.

Hầu hết các trường hợp các biểu hiện rối loạn tiêu hóa sẽ tiến triển nhanh, tái phát sau khi người bệnh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu, đồ chua,...

Bị đau bụng - Coi chừng rối loạn tiêu hóa.jpg

Bị đau bụng - Coi chừng rối loạn tiêu hóa

Vì sao rối loạn tiêu hóa lại xảy ra?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt và bệnh lý là những nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa hiện nay. Thường gặp là do:

  • Thực phẩm ăn, uống hàng ngày

Sử dụng đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều chất khó tiêu cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra còn có thể do thời gian ăn uống thất thường, đồ ăn nhanh, uống bia rượu nhiều,...

  • Lối sống không khoa học, căng thẳng triền miên

Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, thức khuya, mải làm việc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng tạo áp lực cho hệ tiêu hóa và gây ra rối loạn tiêu hóa.

  • Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra hiện tượng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua do acid bị trào ngược lên thực quản. Nếu có những biểu hiện này mỗi ngày và kéo dài 1-2 tuần thì rất có thể bạn đã bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Viêm loét dạ dày tá tràng (PUD) và viêm dạ dày

Viêm loét dạ dày tá trong là một vết loét hở ở niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Viêm dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị sưng nề, sung huyết. Triệu chứng thường gặp là đau bụng âm ỉ, nóng rát vùng chân ngực, buồn nôn, khó tiêu,...

  • Viêm ruột (IBD)

Là những viêm nhiễm kéo dài trong đường tiêu hóa, thường gặp là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Bệnh gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn, sốt, sụt cân,...

Viêm đại tràng gây rối loạn tiêu hóa.jpg

Viêm đại tràng gây rối loạn tiêu hóa

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Là tình trạng chức năng ruột bị rối loạn gây đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, cảm giác nặng bụng,... Tuy nhiên, khi thăm khám lại không tìm thấy các tổn thương thực thể trong các tổ chức tại ruột.

  • Sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn

Trong đường ruột của con người có hệ thống vi sinh vật phong phú, trong đó tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn luôn đạt trạng thái cân bằng. Khi hệ vi sinh đường ruột mất đi ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này thường xảy ra do sử dụng kháng sinh nhiều.

Nắm được nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, sẽ giúp bạn rà soát, phát hiện sớm căn nguyên từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Biến chứng rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa tuy không trực tiếp gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thường gặp là một số biến chứng có thể xảy ra khi rối loạn tiêu hóa kéo dài:

  • Đau bụng, khó chịu, chán ăn, đi ngoài nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng công việc, tâm lý.
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài, khả năng hấp thu kém, gầy sút cân, sức đề kháng kém, suy nhược cơ thể, mất nước, trụy tim mạch.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý polyp đại tràng, xuất huyết dạ dày, đại tràng. Nặng là ung thư dạ dày, đại trực tràng đe dọa đến tính mạng.

Ung thư trực tràng - Biến chứng nguy hiểm của bệnh đường tiêu hóa.jpg

Ung thư trực tràng - Biến chứng nguy hiểm của bệnh đường tiêu hóa

Chữa rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Để lựa chọn phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, triệt để cần xác định được căn nguyên gây bệnh. Một số biện pháp thường được áp dụng hiện nay:

Phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa bằng thuốc uống

Các loại thuốc uống nằm trong phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa thường dùng đó là:

  • Thuốc kháng sinh: Sulfamethoxazole trimethoprim, metronidazol,...
  • Thuốc giảm chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn: Domperidone maleate,...
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Racecadotril, loperamid,...
  • Thuốc nhuận tràng: Sorbitol, glycerol,...
  • Thuốc bù nước và điện giải oresol.
  • Bổ sung men vi sinh giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Bacillus subtilis, lactobacillus,...
  • Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, chứa chất kháng sinh, chống viêm thực vật giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả, an toàn. Điển hình là các sản phẩm có chứa bộ đôi cao sử quân tử và ImmunebioV đang được nhiều người tin tưởng sử dụng trong phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý, người bệnh không nên tự ý mua các loại thuốc tây y sử dụng mà chưa rõ nguyên nhân hoặc chỉ định của bác sĩ.

ImmunebioV (vách tế bào Lactobacillus rhamnosus) giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả.jpg

ImmunebioV (vách tế bào Lactobacillus rhamnosus) giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Khi nào người bị rối loạn tiêu hóa cần đến bệnh viện khám?

Những trường hợp nặng, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ, gây đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều, đi ngoài nhiều, mất nước nặng, sốt cao,... sẽ cần phải đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách chăm sóc, chế độ ăn uống cho người bị rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh các biện pháp điều trị rối loạn tiêu hóa nêu trên, chế độ ăn uống, chăm sóc cũng góp phần quan trọng đến hiệu quả cải thiện bệnh. Cụ thể là:

  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Bổ sung men vi sinh, sữa chua hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày kích thích nhu động ruột, cải thiện táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
  • Hạn chế đồ ăn chiên xào, chế biến sẵn, đóng hộp, rượu bia, cà phê.

Mặc dù rối loạn tiêu hóa không trực tiếp gây nguy hiểm cho tính mạng người mắc. Nhưng nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người mắc. Bởi vậy, ngay khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và có biện pháp xử trí càng sớm càng tốt.

Thu Hương

 

Bình luận