Sự thật về trào ngược dạ dày thực quản và cách chữa bệnh hiệu quả
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, axit dịch vị sẽ liên tục trào ngược lên miệng qua thực quản. Người mắc thường gặp phải các triệu chứng như: Ợ chua, khó tiêu, nóng rát vùng ngực,... Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay trào ngược axit, GERD) là tình trạng dư thừa axit khiến cho dịch vị liên tục trào ngược lên trên thực quản (ống nối từ họng đến dạ dày). Axit trào ngược lên trên thực quản có thể đốt cháy niêm mạc khiến người mắc bị nóng rát ở vùng ngực.
Theo thống kê, có 15 triệu người Mỹ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bệnh trào ngược axit không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dư thừa axit dịch vị
Bệnh trào ngược axit dạ dày có triệu chứng như thế nào?
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Ợ nóng, ợ chua.
- Nôn, buồn nôn.
- Ho khan.
- Tức ngực.
- Nuốt nghẹn.
- Đau họng và khàn tiếng.
Trẻ em cũng có thể bị trào ngược dạ dày với các triệu chứng như:
- Khó ngủ sau khi ăn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
- Biếng ăn.
- Khó nuốt
- Nôn mửa.
- Ợ chua hoặc nấc cụt.
- Khó thở
- Hôi miệng.
Khi nào trẻ em/trẻ sơ sinh cần nhập viện vì trào ngược dạ dày?
Trào ngược dạ dày thường được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, trẻ sẽ cần phải nhập viện nếu :
- Cân nặng sụt giảm.
- Tím tái (da đổi màu hơi xanh hoặc hơi tím do thiếu oxy trong máu) hoặc nghẹt thở.
- Quấy khóc thường xuyên.
- Nôn mức/mất nước quá mức.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở trẻ em
Trào ngược dạ dày thực quản là do đâu?
Trào ngược dạ dày thực quản là do yếu hoặc giãn cơ thắt thực quản dưới (van). Bình thường, van này đóng chặt sau khi thức ăn vào dạ dày. Khi van dạ dày đóng không đúng cách, dịch vị và các chất bên trong dạ dày sẽ trào lên thực quản. Đây chính là cơ chế hình thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh việc đóng mở không đúng cách của van dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có thể do các nguyên nhân sau:
- Thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân, béo phì có liên quan chặt chẽ trào ngược dạ dày, thực quản. Theo các nghiên cứu, người bị thừa cân béo phì có nguy cơ bị trào ngược axit cao hơn gần ba lần so với bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do phần mỡ thừa xung quanh bụng chèn ép vào dạ dày khiến cho dịch vị bị trào ngược lên trên thực quản.
- Thai kỳ: Mang thai làm tăng nguy cơ bị ợ chua hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Trong thời kỳ mang thai, những thay đổi về hormone có thể khiến cho cơ vòng nối liên thực quản và dạ dày giãn ra, làm van dạ dày đóng mở không đúng cách. Ngoài ra, thai nhi phát triển có thể tạo áp lực lên dạ dày, gây trào ngược dạ dày, thực quản.
- Chậm làm rỗng dạ dày: Tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày kéo dài và chướng bụng do chậm làm rỗng dạ dày. Hậu quả là làm tăng nồng độ axit ảnh hưởng đến chức năng của cơ vòng dạ dày và thực quản gây trào ngược axit.
- Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì hoặc lupus: Khi mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus, hệ thống miễn dịch sẽ bị rối loạn. Lúc này tự kháng thể sẽ tấn công các bộ phận của đường tiêu hóa, gây viêm, sưng tấy. Hậu quả là khiến người mắc gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày,..
- Do lối sống sinh hoạt không khoa học: Lối sống sinh hoạt không khoa học có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản tồi tệ, cụ thể đó là những thói quen không tốt như: Hút thuốc; Uống nhiều cà phê và rượu; Ăn quá no; Ăn nhiều đồ chiên rán,...
Lối sống không khoa học là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách, người mắc có thể gặp phải các biến chứng sau:
- Viêm thực quản: Axit dạ dày đốt cháy lớp niêm mạc làm hình thành các ổ viêm loét trong thực quan. Viêm thực quản khiến người mắc gặp phải các triệu chứng như: Ợ chua, đau ngực, chảy máu và khó nuốt,...
- Barrett thực quản: Barrett thực quản là một tình trạng phát triển ở một số người (khoảng 10%) bị trào ngược dạ dày thực quản mạn tính. Axit dịch vị gây tổn thương niêm mạc nhiều năm có thể làm thay đổi các tế bào thực quản. Barrett thực quản là một yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản: Ung thư bắt đầu trong thực quản được chia thành hai loại chính: Ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư biểu mô tuyến thường xuất hiện ở phần dưới của thực quản. Loại ung thư này có thể phát triển từ Barrett thực quản. Ung thư biểu mô tế bào vảy hình thành từ các tế bào lót thực quản. Loại ung thư này thường bắt đầu xuất hiện ở phần trên và giữa của thực quản.
- Hẹp thực quản: Niêm mạc thực quản bị tổn thương lâu ngày sẽ tạo ra các xơ sẹo, cản trở việc ăn uống của người bệnh.
Hẹp thực quản khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn
Chẩn đoán trào ngược dạ dày
Thông thường, để biết bạn có bị trào ngược dạ dày hay không, các chuyên gia y tế sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người mắc. Bên cạnh đó, người mắc có thể cung cấp thêm thông tin cho các bác sĩ về chế độ ăn cũng như những loại thuốc đã sử dụng của bản thân.
Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đi thực hiện các xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang đường tiêu hóa trên của bạn cho thấy bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bệnh dạ dày.
- Nội soi đường tiêu hóa trên: Bạn sẽ được đưa một ống nội soi (một ống dài có gắn đèn) qua miệng và cổ họng. Thông qua hình ảnh trên máy nội soi, bác sĩ có thể biết được niêm mạc của đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày) có bị tổn thương hay không.
Nội soi giúp phát hiện phát hiện các tổn thương trên thực quản dạ dày
Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Hiện nay, để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, người mắc có thể sử dụng thuốc tây y, áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng cụ thể:
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày mới nhất hiện nay
Nguyên tắc điều trị bệnh trào ngược dạ dày là kiểm soát quá trình tiết axit của dạ dày, thay đổi lối sống và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Dựa vào nguyên tắc này, các bác sĩ sẽ cho người mắc sử dụng những loại thuốc sau:
- Thuốc kháng axit: Thuốc có tác dụng làm giảm axit dịch vị, giúp cải thiện nhanh triệu chứng ợ nóng. Nhiều người nhận thấy rằng, thuốc kháng axit không kê đơn giúp giảm tạm thời triệu chứng của bệnh. Một số thuốc kháng axit thường được sử dụng bao gồm: Tums, Rolaids, Mylanta, Riopan và Maalox.
Việc sử dụng thuốc kháng axit trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như: Tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa canxi (thay đổi cách cơ thể phân hủy và sử dụng canxi) và tích tụ magie trong cơ thể (nồng độ magie quá cao có thể gây nguy hiểm cho người bị bệnh thận).
- Thuốc chẹn H2: Đối với chứng trào ngược và ợ chua mãn tính, bác sĩ có thể cho người mắc dùng thuốc chẹn H2 để giảm axit trong dạ dày. Các thuốc chẹn H2 bao gồm: Cimetidine (Tagamet), Famotidine (Pepcid) và nizatidine.
Dùng thuốc kéo dài có thể gây ra các dụng phụ như: Buồn nôn, hạ huyết áp, tiêu chảy,...
Lưu ý: Vào tháng 4 năm 2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thu hồi tất cả các dạng ranitidine theo toa và không kê đơn (OTC) (Zantac) khỏi thị trường Hoa Kỳ. Khuyến nghị này được đưa ra vì các thuốc ranitidin có chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine, một chất có thể gây ung thư.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Còn được gọi là thuốc ức chế bơm axit, những loại thuốc này ngăn chặn một loại protein cần thiết để tạo ra axit trong dạ dày. Các loại thuốc PPI bao gồm dexlansoprazole (Dexilant), esomeprazole (Nexium ), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec), omeprazole / sodium bicarbonate (Zegerid), pantoprazole (Protonix) và rabeprazole (Aciphex).
Tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton đó là: Đau đầu, đau bụng, táo bón, đầy hơi, buồn nôn,...
- Thuốc chống trào ngược: Loại thuốc này giúp dạ dày rỗng nhanh, làm axit không bị trào ngược lên trên thực quản. Thuốc giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn và nôn. Một số loại thuốc chứa domperidone và metoclopramide như: Clopra, Maxolon, Metozolv, Reglan.
Loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Run, bứt rứt, cử động không tự chủ,...
Thuốc chẹn bơm proton giúp ngăn chặn dạ dày sản xuất axit quá mức
Nếu việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tiến hành phẫu thuật.
Biện pháp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
Để cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người mắc có thể áp dụng các cách sau:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng
- Người bị trào ngược dạ dày nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như: Cháo, súp, bánh mì, sữa chua, nước ép hoa quả,..
- Người bị trào ngược dạ dày tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ (gà rán), những thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, pate đóng hộp), không ăn đồ cay nóng (ớt, hạt tiêu),....
Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Đi ngủ trước 23h đêm.
- Tập thể dục, thể thao hàng ngày để cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế stress, luôn để đầu óc thư thái.
- Chữa trào ngược dạ dày bằng dân gian
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị viêm loét dạ dày có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như:
Trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà bằng nghệ
Chuẩn bị: Nghệ và mật ong.
Cách làm: Lấy 1-2 thìa bột nghệ trộn với mật ong nguyên chất. Sau đó vo thành viên nhỏ, uống ngày 3 lần mỗi lần 3 viên.
Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng cam thảo
Chuẩn bị: Cam thảo 1-2 gam
Cách làm: Cam thảo mang đi rửa sạch, pha với nước ấm, dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nên dùng hàng ngày để đạt kết quả tốt.
Chữa trào ngược, viêm dạ dày bằng hạt bưởi
Chuẩn bị: 100 gam hạt bưởi
Cách làm: Rửa sạch hạt bưởi và ngâm với 200ml nước sôi, đậy kín và ủ nóng. Sau khoảng thời gian 2-3 giờ, hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy đặc và sánh như cháo. Sau đó, bạn gạt bỏ hạt để lấy nước uống sau bữa ăn 2 tiếng.
Hạt bưởi có tác dụng giảm tiết axit, hỗ trợ làm liền vết loét
- Sử dụng sản phẩm thảo dược
Việc sử dụng thảo dược có thể mang đến hiệu quả tốt cho người trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, dùng thảo dược theo cách sắc nấu hay chế biến thành món ăn thường tốn nhiều thời gian, công sức nên hiếm người có thể kiên trì áp dụng tới khi đạt hiệu quả như mong muốn.
Nhận thấy điều này, các nhà khoa học đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản phẩm nổi tiếng trên thị trường có thành phần chính là cao hạt bưởi và glycin Bột nghệ, cao chè dây, cao dạ cẩm tím,… Sản phẩm có tác dụng: Hỗ trợ giảm axit dịch vị, thúc đẩy quá trình làm lành vết loét và cải thiện tiêu hóa,..
Sản phẩm được bào chế theo quy trình công nghệ hiện đại, các dược liệu được bào chế dưới dạng cao đặc, nghiên cứu kỹ lưỡng và phối hợp với nhau theo công thức chuẩn để tạo thành công thức độc đáo, khác biệt chuyên dùng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi hẳn không?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người mắc có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp với việc sử dụng thuốc đúng chỉ định. Sau 2-8 tuần điều trị bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có lây/di truyền không?
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) chỉ ra rằng, bệnh trào ngược dạ dày có liên quan đến yếu tố di truyền. Người ta thấy rằng, có 28 thành viên trong các gia đình tham gia nghiên cứu, có tới 17 thành viên bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định được gen di truyền cụ thể.
Trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, khiến người mắc mệt mỏi. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày nhé!
Thanh Thúy
Bình luận