Táo bón có thể xảy ra với bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Táo bón là chứng bệnh khá phổ biến và có thể tái phát nhiều lần dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.

Táo bón là tình trạng như thế nào?

Một người được xác định bị táo bón khi số lần đi đại tiện ít hơn bình thường, cụ thể là thấp hơn 3 lần/tuần. Ngoài ra, có thể nhận biết triệu chứng táo bón qua đặc điểm của phân như phân cứng, khô, có thể hình tròn nhỏ như viên sỏi hoặc rất to. Kèm theo đó là:

  • Đau rát, thậm chí rách hậu môn mỗi khi đi đại tiện.
  • Người mắc phải rặn mạnh, uốn éo thúc đẩy phân ra ngoài được dễ dàng hơn.
  • Sau khi đi đại tiện xong vẫn có cảm giác chưa hết phân, muốn đi nhưng không thể tổng đấy phân ra ngoài được.
  • Một số trường hợp đi ngoài có xuất hiện máu tươi, trước hoặc sau khi phân ra ngoài, có thể lẫn chất nhầy.
  • Có thể có đau bụng, tức bụng, cảm giác đầy chướng bụng, chán ăn.

Táo bón kéo dài được xác định khi tình trạng đi đại tiện khó kéo dài liên tục trên 3 tuần hoặc tái phát nhiều lần, trên 12 tuần/năm.

Biểu hiện của táo bón là khó đi ngoài, phân to, khô, cứng.jpg

Biểu hiện của táo bón là khó đi ngoài, phân to, khô, cứng

Tại sao táo bón lại xảy ra?

Nguyên nhân gây táo bón là có rất nhiều như chế độ ăn uống thiếu chất xơ, lười vận động, bệnh lý đường tiêu hóa,... Cụ thể là:

  • Người cao tuổi: Họ thường có xu hướng ít vận động, quá trình trao đổi chất chậm hơn, khả năng co bóp của cơ đường tiêu hóa kém hơn so với khi còn trẻ nên dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi cũng dễ bị táo bón. Hoặc do thai to, chèn ép lên ruột, đại tràng, làm chậm quá trình di chuyển của phân.
  • Chế độ ăn không đảm bảo cung cấp lượng chất xơ cần thiết khiến cho thức ăn khô, cứng, di chuyển qua hệ tiêu hóa gặp nhiều khó khăn dẫn đến táo bón.
  • Các bệnh lý tổn thương thần kinh như chấn thương tủy sống, parkinson, đột quỵ,... gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp của đại tràng, ruột non, khiến phân bị giữ lại lâu trong đại tràng, mất nước, khô, cứng, khó đẩy ra ngoài.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây y như: Thuốc chứa sắt, thuốc bao niêm mạc dạ dày,...
  • Ngồi nhiều, công việc tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại cũng có thể làm giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa dẫn đến táo bón.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Viêm đại tràng, polyp đại tràng, sa niêm mạc trực tràng, ung thư trực tràng,... cũng gây ra hiện tượng táo bón.

Bệnh lý về đại tràng là nguyên nhân gây táo bón khá phổ biến.jpg

Bệnh lý về đại tràng là nguyên nhân gây táo bón khá phổ biến

Biến chứng nguy hiểm của táo bón là gì?

Táo bón kéo dài hàng tháng, hàng năm sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Trĩ nội, trĩ ngoại: Bệnh trĩ là biến chứng ít nguy hiểm nhất do táo bón gây ra. Việc thường xuyên phải rặn mạnh sẽ làm cho các các tĩnh mạch tại hậu môn phình ra.
  • Tắc ruột: Xảy ra khi các cục phân rắn, cứng không chịu di chuyển hoặc nhu động ruột quá yếu không tống đẩy phân ra di xuống trực tràng được sẽ dẫn đến hiện tượng tắc ruột. Kèm theo đó là tình trạng đau bụng từng cơn liên tục, không đánh rắm được, không đi đại tiện được, sờ dọc theo khung đại tràng thấy có cục.
  • Nhiễm độc toàn thân: Phân lưu lại trong đại tràng thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Và tại đây, quá trình hấp thụ vẫn diễn ra nên các chất độc ngấm vào máu và gây ra tình trạng nhiễm độc. 
  • Sa trực tràng: Xảy ra khi táo bón xảy ra thường xuyên khiến niêm mạc của trực tràng bị căng giãn, chảy xệ xuống. 
  • Tâm lý bất ổn: Táo bón lâu ngày khiến người mắc hay cáu bẳn, khó chịu, ăn không ngon miệng, mất ngủ, suy nhược cơ thể, rối loạn lo âu,...
  • Ung thư đại trực tràng: Phân khô, cứng có nhiều độc tố như deoxycholic acid, lithocholic acid,... gây nguy cơ ung thư cao hơn bình thường. Và việc tiếp xúc với độc tố trong phân thời gian dài sẽ khiến trực tràng dễ bị ung thư.

Táo bón kéo dài cũng có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng.png

Táo bón kéo dài cũng có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng

Điều trị táo bón như thế nào?

Chữa táo bón không hề dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Có rất nhiều cách chữa táo bón nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn rồi lại tái phát nhanh chóng. Bởi vậy, muốn điều trị táo bón hiệu quả lâu dài cần phải thực hiện song song cả biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt và thuốc điều trị khi cần. Cụ thể là:

Điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống hợp lý

  • Điều đầu tiên cần ghi nhớ là uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất hãy uống một cốc nước ấm 200-300ml vào sáng sớm để làm sạch đường ruột.
  • Đảm bảo luôn có đủ chất xơ trong mỗi bữa ăn của bạn, nên ăn thêm các loại trái cây tươi tốt cho hệ tiêu hóa như: Táo, lê, cam, bưởi, bơ, chuối, nho, mơ… Các loại rau sẫm màu như cải xoăn, bó xôi, súp lơ,... và khoai lang, cà rốt đều giúp cải thiện tình trạng táo bón rất tốt.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, đủ chất mỗi ngày.
  • Nên ăn sữa chua bởi chúng có chứa vi khuẩn sống rất tốt cho hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.
  • Nói không với thực phẩm sống, các loại đậu đỗ, ngô nguyên hạt, bánh mì.
  • Hạn chế đồ uống như cà phê, coca, rượu rất không tốt cho người bị táo bón vì chúng làm mất nước của cơ thể.

Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, lối sống lành mạnh, khoa học

  • Dành 30-45 phút tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng mà còn kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, cải thiện và phòng ngừa táo bón hiệu quả.
  • Không ngồi quá lâu, cứ mỗi 60 phút hãy đứng dậy, đi lại và vận động một vài động tác đơn giản cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện. Thay vào đó hãy đi vệ sinh ngay khi muốn hoặc rèn luyện thói quen đi đại tiện vào buổi sáng.
  • Có thể dùng vòi hoa sen xả nước ấm vào vùng hậu môn vừa giúp massage lại vừa làm mềm phân. Điều này giúp hậu môn giãn nở, phòng ngừa nứt rách hậu môn khi đi đại tiện.
  • Đừng cố rặn nếu cảm thấy thực sự không thể rặn nổi, việc cố ép tống đẩy phân ra ngoài chỉ làm nứt rách hậu môn, tăng nguy cơ sa trực tràng, trĩ.
  • Đảm bảo tư thế ngồi đi vệ sinh đúng cách, ngồi xổm là cách tốt nhất, phân dễ dàng đi ra ngoài hơn. Nếu ngồi bệt nên kê một chiếc ghế phía trước, sao cho chân nâng cao, gập đùi vào bụng, hậu môn hạ thấp như tư thế ngồi xổm. Tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

Tư thế ngồi đi vệ sinh đúng cách giảm táo bón.jpg

Tư thế ngồi đi vệ sinh đúng cách giảm táo bón

Điều trị táo bón bằng thuốc

Thuốc nhuận tràng là lựa chọn đầu tay của nhiều bác sĩ khi mà các biện pháp về sinh hoạt, chế độ ăn uống đã được điều chỉnh mà tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm.

  • Các thuốc nhuận tràng thường được áp dụng là nhuận tràng cơ học như cellulose, agar,... hòa tan trong nước, không hấp thu tại ruột mà chỉ trương nở làm mềm phân, tăng khối lượng phân giúp tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng chậm 1-3 ngày sau mới đi đại tiện được và có thể gây đầy hơi, cảm giác chướng bụng khó chịu nên hiện ít dùng.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu cũng giúp giữ nước, kích thích đi vệ sinh dễ dàng hơn
  • Ngoài ra còn có thuốc nhuận tràng làm trơn và kích thích giúp tăng nhu động ruột, kích thích tổng đẩy phân xuống trực tràng và ra ngoài dễ hơn.

Lưu ý, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng chữa táo bón. Việc lạm dụng thuốc này có thể khiến người mắc mất phản xạ buồn đi đại tiện, phụ thuộc vào thuốc mới đi tiêu được. Khi uống thuốc nhuận tràng nên uống với nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc, giúp thuốc được trương nở dễ dàng hơn.

Khi nào bị táo bón cần đi khám?

Hãy thu xếp đi khám ngay khi có táo bón kèm với các biểu hiện sau:

  • Táo bón kéo dài trên 3 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí ngày càng tăng nặng.
  • Lúc táo bón khi lại tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
  • Đau rát, tưng tức, khó chịu ở hậu môn.
  • Đau hậu môn nhiều không đi tiêu được.
  • Chảy máu nhiều, nhỏ thành từng giọt.
  • Nứt hậu môn, viêm, nhiễm trùng.
  • Sa trực tràng, rò hậu môn.
  • Nôn mửa, đau bụng dữ dội, sốt.

Khi có hiện tượng táo bón kéo dài kèm đau bụng dữ dội thì nên đi khám.jpg

Khi có hiện tượng táo bón kéo dài kèm đau bụng dữ dội thì nên đi khám

Trên đây đều là những dấu hiệu bất thường, người mắc chớ chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Gần đây, nhiều người mách nhau cách cải thiện, phòng ngừa táo bón bằng cách sử dụng sản phẩm có chứa cao sử quân tử, ImmunebioV (vách tế bào Lactobacillus rhamnosus) và nhiều dược liệu quý khác vừa giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, làm lành niêm mạc đại tràng bị tổn thương, cải thiện các triệu chứng táo bón, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu hiệu quả.

Táo bón là tình trạng khá phổ biến, rất nhiều người còn chủ quan, không có biện pháp xử trí, phòng ngừa sớm dẫn đến táo bón mạn tính. Lúc này không chỉ việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều mà nguy cơ gặp phải các biến chứng cũng cao hơn. Bởi vậy, ngay từ khi có biểu hiện táo bón, người mắc ngay lập tức điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và hướng điều trị thích hợp nếu cần càng sớm càng tốt.

Thu Hương

 

Bình luận