Tổng quan về ung thư gan - Bệnh lý nhiều nguy hiểm tiềm tàng
Ung thư gan đứng đầu trong các loại ung thư về tỷ lệ mắc và tử vong. Đây là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.
Vậy nguyên nhân gây bệnh ung thư gan là gì? Những vấn đề nào bạn cần biết liên quan đến ung thư gan? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan như giới tính, nhiễm virus, xơ gan, nghiện rượu, thuốc lá, béo phì,.... Cụ thể như sau:
Hệ miễn dịch yếu
Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư gan có thể do hệ miễn dịch suy yếu đồng thời các tế bào tăng sinh bất thường, tái cấu trúc liên tục, tạo ra lớp vỏ bao bọc bên ngoài để ngụy trang, khiến chúng giống với tế bào bình thường nên hệ miễn dịch không thể phát hiện để tấn công.
Giới tính
Ung thư biểu mô tế bào gan phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới. Điều này có thể do thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, hoặc lối sống không hợp lý.
Nhiễm virus viêm gan B, C
Yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến ung thư gan là nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) hoặc vi rút viêm gan C (HCV) mãn tính. Những người bị nhiễm cả hai loại virus này có nguy cơ cao bị viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan.
Xơ gan
Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương và được thay thế bằng các mô sẹo. Người bị bệnh xơ gan có nguy cơ ung thư gan cao hơn.
Nghiện rượu
Tại Mỹ, lạm dụng rượu là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng. Những người đã từng hút thuốc và ngừng hút có nguy cơ thấp hơn người vẫn hút.
Béo phì
Béo phì có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan, gây ung thư gan.
Nhiễm Aflatoxin
Aflatoxin được tạo ra bởi một loại nấm nhiễm vào đậu phộng, lúa mì, đậu nành, các loại hạt xay, ngô và gạo. Độc tố Aflatoxin được biết đến là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư gan mạnh mẽ nhất.
Nhiễm độc Aflatoxin là nguyên nhân gây ung thư gan
9 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu
Ung thư gan giai đoạn đầu có thể nhận biết qua những dấu hiệu cơ bản sau:
- Da và mắt chuyển sang màu vàng (vàng da), kèm theo ngứa da, đi tiểu sẫm màu hơn và phân nhợt nhạt hơn bình thường.
- Chán ăn, giảm cân.
- Mệt mỏi.
- Xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm.
- Khối u ở bên phải bụng.
- Đau vai phải hoặc ở phía trên bên phải của bụng.
- Khó tiêu, no rất nhanh khi ăn.
- Bụng chướng tạo thành khối ngay cả khi chưa ăn no.
- Buồn nôn, nôn mửa.
Ung thư gan có mấy giai đoạn?
Ung thư gan có thể được chia thành 4 giai đoạn, trong từng giai đoạn thì tùy triệu chứng, kích thước khối u mà chia thành giai đoạn nhỏ hơn. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn I: Xuất hiện khối u ác tính nhưng chưa xâm lấn vào mạch máu, chưa lan tới hạch lân cận và các cơ quan khác.
- Giai đoạn II: Một khối u xâm lấn đến mạch máu hoặc nhiều hơn một khối u kích thước nhỏ hơn 5cm và chưa lan đến hạch lân cận.
- Giai đoạn III bao gồm:
+ Giai đoạn IIIA: Nhiều hơn 1 khối u, kích thước tối thiểu 5cm và chưa có tình trạng xâm lấn hạch lân cận hoặc di căn ra ngoài.
+ Giai đoạn IIIB: Xuất hiện ít nhất 1 khối u, đã phát triển tới tĩnh mạch trong gan nhưng chưa có hiện tượng xâm lấn tới các hạch lân cận hoặc di căn ra ngoài.
+ Giai đoạn thứ IIIC: Khối u đã xâm lấn tới các bộ phận lân cận bên ngoài của túi mật hoặc lớp vỏ ngoài bao quanh gan nhưng chưa di căn đến hạch hoặc ra ngoài.
- Giai đoạn IV bao gồm:
+ Giai đoạn IV A: Có thể xuất hiện nhiều khối u với kích thước khác nhau đã xâm lấn tới mạch máu, hạch hay tới các vùng lân cận nhưng chưa di căn ra ngoài.
+ Giai đoạn thứ IVB: Có thể xuất hiện nhiều khối u với kích thước khác nhau đã di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư gan bao gồm 4 giai đoạn
Mức độ nguy hiểm của ung thư gan
Theo thống kê của Globocan, năm 2020 có 26418 người mắc bệnh, chiếm 14,5% trong tổng số loại ung thư. Tỷ lệ tử vong vì bệnh là 25272 người, chiếm 20,6%. Đây là những con số đáng báo động về bệnh ung thư gan. Tỷ lệ tử vong cao như vậy là do hầu hết các trường hợp phát hiện ra bệnh ở giai đoạn muộn, khi khối u đã di căn đến phổi, xương, các cơ quan khác. Cụ thể như sau:
Di căn phổi: Ung thư gan di căn phổi hiếm đến 52% trong các trường hợp di căn. Các tế bào ung thư gan có thể xâm nhập qua hệ thống bạch huyết, mạch máu hoặc xâm nhập trực tiếp vào phổi. Khi ở giai đoạn này, phổi đã giảm chức năng với nhiều triệu chứng nghiêm trọng như ho ra máu, đau thắt ngực, khó thở,... rất nguy hiểm.
Di căn xương: Ung thư gan di căn xương chiếm khoảng 3 - 20%. Người bệnh có triệu chứng đau âm ỉ, thậm chí gây loãng xương, gãy xương.
Bên cạnh phổi, xương ung thư gan còn có thể di căn sang tuyến thượng thận, phúc mạc,... Khi bệnh ở giai đoạn này thì tiên lượng của người mắc không được cao.
Phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến
Hiện nay, ung thư gan được điều trị theo từng giai đoạn với các phương pháp khác nhau. Cụ thể:
Phẫu thuật
Có thể cắt bỏ một phần gan có chứa khối u với những người có chức năng gan tốt, đủ sức khỏe để phẫu thuật và khối u ở giai đoạn đầu. Các xét nghiệm hình ảnh hạn như CT hoặc MRI được thực hiện để xem liệu ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn hay không.
Những người bị xơ gan chỉ có đủ điều kiện để phẫu thuật nếu có duy nhất một khối u (chưa lây lan, di căn) và chức năng gan vẫn còn khoảng 30% sau khi khối u được cắt bỏ.
Cắt gan có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc như:
- Chảy máu.
- Nhiễm trùng.
- Các cục máu đông.
- Viêm phổi.
Ung thư gan giai đoạn sớm có thể phẫu thuật loại bỏ khối u
Hóa trị
Hóa trị giúp tấn công các tế bào đang phân chia nhanh chóng, giúp chống lại các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào khác trong cơ thể như tế bào trong tủy xương, niêm mạc miệng và ruột, và các nang lông, cũng phân chia nhanh chóng nên rất dễ bị ảnh hưởng.
Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng, thời gian sử dụng. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Rụng tóc.
- Loét miệng
- Ăn không ngon.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Bệnh tiêu chảy.
- Tăng khả năng nhiễm trùng.
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
- Mệt mỏi.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia (hoặc hạt) năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể không phải là một lựa chọn tốt cho những người bệnh có gan bị tổn thương nhiều do viêm gan hoặc xơ gan.
Xạ trị được sử dụng trong các trường hợp:
- Các tế bào ung thư gan còn sót lại, không thể loại bỏ bằng phẫu thuật.
- Ung thư gan không thể điều trị bằng phương pháp cắt bỏ hoặc không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị đó.
- Ung thư gan đã di căn đến phổi hoặc xương.
- Những người đau đớn vì ung thư gan lớn.
- Những người bị huyết khối khối u chặn tĩnh mạch cửa.
Xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Thay đổi da ở những vùng tia bức xạ chiếu đến, phồng rộp và bong tróc.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Mệt mỏi.
- Bệnh tiêu chảy.
- Ăn không ngon.
Xạ trị giúp điều trị ung thư gan ở giai đoạn muộn
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp dùng thuốc nhắm mục tiêu hoạt động khác với thuốc hóa trị và có các tác dụng phụ khác nhau. Những loại thuốc này đi vào máu và đến các khu vực của cơ thể, chống lại các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể.
Thuốc ức chế kinase
Có nhiều loại thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng để điều trị ung thư gan là chất ức chế kinase . Với vai trò ngăn chặn một số protein kinase, thường giúp các tế bào khối u phát triển theo một trong hai cách:
- Một số kinase kích thích các tế bào khối u phát triển.
- Một số kinase giúp các khối u hình thành các mạch máu mới.
Chính vì vậy, việc ngăn chặn các protein này thường có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, hội chứng bàn tay chân (đỏ và kích ứng bàn tay và bàn chân), huyết áp cao, giảm cân, tiêu chảy và đau bụng .
Sorafenib (Nexavar) và lenvatinib (Lenvima) có thể được sử dụng để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối, thông thường nếu các phương pháp điều trị khác không còn hữu ích.
Kháng thể đơn dòng
Các kháng thể đơn dòng được sử dụng để điều trị ung thư gan ảnh hưởng đến khả năng hình thành mạch máu mới của khối u để phát triển với kích thước quá lớn. Sự phát triển mạch máu mới này được gọi là sự hình thành mạch, vì vậy được gọi là thuốc ức chế sự hình thành mạch.
Các tác dụng phụ thường gặp của những loại thuốc này có thể bao gồm: Huyết áp cao, mệt mỏi, chảy máu, số lượng bạch cầu thấp, nhức đầu, loét miệng, ăn không ngon, tiêu chảy.
Liệu pháp miễn dịch mang lại hiệu quả hơn hóa trị
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư gan
Trong quá trình điều trị, người bị ung thư gan thường có một số thắc mắc về thời gian sống, bệnh có lây lan không hay cách ngăn ngừa tái phát cũng như chế độ ăn uống. Dưới đây là giải đáp chi tiết:
Chế độ ăn uống cho người ung thư gan
Người mắc ung thư gan nên có chế độ ăn uống hợp lý, cụ thể có một số thực phẩm nên ăn và nên tránh dưới đây:
Nên ăn
- Hoa quả tươi: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
- Thực phẩm ít chất béo: Một số thực phẩm như các loại hạt, dầu ô liu, dầu hạt cải thực vật,... chứa ít chất béo tốt cho gan.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Một số loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, ngô, vừng,... mang đến nhiều năng lượng cho cơ thể.
- Món ăn hấp, luộc: Dễ tiêu hóa, hạn chế lượng dầu mỡ quá nhiều.
Nên hạn chế
- Chất béo: Tránh xa các loại chất béo không tốt cho sức khỏe, được chiên rán nhiều lần.
- Rượu bia: Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan phổ biến nên việc sử dụng những chất kích thích này có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm có hàm lượng muối cao: Nên hạn chế ăn quá mặn, không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn tác động xấu đến gan.
Bị ung thư gan sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh ung thư gan còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Sức khỏe người bệnh: Nếu có sức đề kháng tốt thì tuổi thọ sẽ kéo dài hơn người yếu ớt.
- Giai đoạn phát hiện bệnh: Nếu phát hiện ung thư gan ở giai đoạn sớm, khối u chưa lan rộng thì việc kiểm soát sẽ dễ dàng hơn, tuổi thọ của người mắc sẽ kéo dài hơn.
+ Giai đoạn đầu: Theo thống kê, khoảng 19% bệnh nhân có khả năng sống trên 5 năm nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn này. Nhưng chỉ khoảng 30% người mắc ung thư gan phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.
+ Giai đoạn giữa: Khoảng 26% người mắc được phát hiện ở giai đoạn này và 6,5% sống được trong 5 năm.
+ Giai đoạn cuối: 22% người mắc phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 3,5%.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện, sức khỏe của người bệnh
Ung thư gan có lây không?
Ung thư gan không phải là nhóm bệnh lây nhiễm bởi nguyên nhân chủ yếu là từ hệ miễn dịch kém, viêm gan, lối sống không hợp lý.
Ngăn ngừa ung thư gan tái phát bằng cách nào?
Để có thể phòng ngừa ung thư gan cũng như phát hiện sớm bệnh lý này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống lành mạnh, tránh xa những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đã trình bày ở trên.
- Thường xuyên khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện ung thư gan kịp thời.
- Luôn giữ cân nặng hợp lý, hạn chế sử dụng rượu bia, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về ung thư gan. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ ngay khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư gan được chia sẻ trong bài.
Ngoài ra, hãy luôn thực hiện lối sống khoa học, chế độ ăn uống phù hợp và có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần chính Oncolysin. Oncolysin (MSM, kẽm salicylate + methylsulfonylmethane (MSM) + cao sơn đậu căn) nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện ung thư dạ dày. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh ung thư dạ dày cũng như phương pháp điều trị. Nếu cần hỗ trợ về bệnh ung thư dạ dày vui lòng liên hệ …. để được hỗ trợ tốt nhất.
Bình luận