Rối loạn tiêu hóa tiêu hóa ở trẻ là một trong những căn bệnh phổ biến làm không ít bố mẹ đau đầu. Nội dung bài viết này nhằm giải đáp nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả để bố mẹ tham khảo.

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì? 

Rối loạn tiêu hóa nói chung và rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nói riêng được mô tả là những bất thường trong bộ máy tiêu hóa. Các biểu hiện thường gặp trong rối loạn tiêu hóa ở trẻ gồm có trướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy kéo dài,...

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường nghiêm trọng hơn do trẻ có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có trong môi trường sống.

 

Rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ thường xuyên đau bụng, mệt mỏi

Rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ thường xuyên đau bụng, mệt mỏi

Những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cha mẹ cần biết 

Thông thường, dấu hiệu điển hình nhất để phát hiện trẻ mắc rối loạn tiêu hóa là bé bị tiêu chảy, một hay một vài triệu chứng khác kèm theo có thể kể đến như:

Đau bụng kéo dài

Trẻ quấy khóc, kêu đau bụng, ở những trẻ nhỏ hơn có biểu hiện mặt đỏ hoặc tái, bụng trướng, chân co lên bụng và hai tay nắm chặt.

Trẻ tiêu chảy hoặc táo bón

Do rối loạn tiêu hóa nên trẻ đi ngoài bất thường, có những trẻ mắc táo bón và ngược lại. Tiêu chảy hay táo bón kéo dài làm cho trẻ đau đớn, mệt mỏi và hay quấy khóc. Nhất là khi tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ rất dễ bị kiệt sức do mất nước và điện giải.

Đi ngoài phân sống:

Tình trạng phân sống xảy ra ở trẻ nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Hệ tiêu hóa của trẻ chỉ có thể hoạt động khỏe mạnh ở tỷ lệ cân bằng là 15% hại khuẩn và 85% lợi khuẩn. Khi có những tác động khác nhau làm cho tỷ lệ này thay đổi sẽ làm cho trẻ đi ngoài phân lỏng, phân sống, đi ngoài có chất nhầy, phân lợn cợn và có mùi khó chịu.

Rối loạn đại tiện 

Các dấu hiệu có thể kể đến bao gồm: tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, nguyên nhân do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến cho trẻ nhanh chóng suy nhược vì thiếu nước và điện giải.

Đầy hơi, khó tiêu 

Bụng của trẻ chướng to, trẻ khó chịu và hay ợ hơi. Trẻ luôn bị cảm giác no bụng, đầy bụng và không muốn ăn.

Chán ăn, biếng ăn kéo dài

Bé ăn chậm, ngậm thức ăn lâu, phun thức ăn. Lâu dần bé trở quấy khóc, sợ hãi, nôn mửa và không chịu ăn thức ăn. Bên cạnh các nguyên nhân như biếng ăn sinh lý hay biếng ăn tâm lý, đây cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa mà bố mẹ chưa biết.

Trẻ nôn trớ, quấy khóc

Rối loạn tiêu hóa làm cho bụng của trẻ thường xuyên bị kích thích và khó chịu, trẻ buồn nôn, nôn trớ và quấy khóc. Nôn trớ nhiều cũng làm cho trẻ mất sức, mất điện giải nghiêm trọng. Bố mẹ nên chú ý theo dõi nếu trẻ có biểu hiện nôn trớ kéo dài.

 

Hay nôn là một trong những triệu chứng thường thấy của rối loạn tiêu hóa.

Hay nôn trớ là một trong những triệu chứng thường thấy của rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

 

Do hệ tiêu hóa và miễn dịch còn chưa hoàn thiện, trẻ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ, một số nguyên nhân chính gồm có:

Chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý 

Đồ ăn, thức uống của trẻ được chế biến không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, đồ ăn được chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt hay nước ngọt có ga đều là những thực phẩm không tốt cho trẻ, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt

Như đã nêu ở trên, do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ, nhất là những trẻ có độ tuổi từ 0 đến 6. Trẻ rất bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng,... đây chính là thủ phạm gây ra rối loạn tiêu hóa.

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày

Kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng. Khi kháng sinh đi vào cơ thể, chúng không những tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi. Điều này làm cho trẻ bị mất cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa gây ra loạn khuẩn đường ruột.

Do bệnh lý

Khi trẻ bị mắc các bệnh đường hô hấp trên như viêm tai, mũi, họng cấp, viêm phổi, viêm phế quản,..tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị tiết đờm có chứa vi khuẩn gây bệnh. Thay vì nhổ ra ngoài thì một số trẻ lại thường nuốt dẫn đến đường ruột bị nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa xảy ra. 

Sinh hoạt hàng ngày không khoa học

Trẻ không được ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, thường xuyên phải thay đổi môi trường sống cũng như sống trong điều kiện không đảm bảo.

Chất lượng môi trường sống kém

Trẻ sống trong môi trường không hợp vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm và nguồn thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Một vài trẻ mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa từ sớm như viêm dạ dày, viêm tá tràng hay trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa.

 

Sử dụng kháng sinh  làm trẻ rối loạn tiêu hóa.

Sử dụng kháng sinh làm trẻ rối loạn tiêu hóa.

 

Biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh không quá nguy hiểm và có thể khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm hay để tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ kéo dài, một số biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra như:

Tim mạch

Rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ nôn mửa kéo dài và suy dinh dưỡng. Nhịp tim của trẻ bất thường, lúc nhanh lúc chậm. Trẻ có nguy cơ bị huyết áp thấp rất cao.

Suy dinh dưỡng

Hệ tiêu hóa rối loạn làm cho trẻ khó hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Trẻ còi xương, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và chậm lớn. Suy dinh dưỡng làm cho các hoạt động thể chất của trẻ bị hạn chế, trẻ rất dễ mệt mỏi và mất tập trung.

Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác

Rối loạn tiêu hóa sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ, từ đó tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn, nấm,... gây ra các bệnh nguy hiểm như tả, lị hay viêm dạ dày, tá tràng.

Suy yếu các cơ quan trong hệ tiêu hóa

Các nội tạng trong hệ tiêu hóa như ruột non, dạ dày, ruột già của trẻ khi tiêu chảy kéo dài có thể gây tổn thương, thậm chí có thể gây viêm loét và thành bệnh mãn tính kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.

 

Rối-loạn-tiêu-hóa-kéo-dài-làm-hệ-miễn-dịch-của-trẻ-suy-yếu-nghiêm-trọng.jpg

Rối loạn tiêu hóa kéo dài làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu nghiêm trọng

Điều trị và phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như thế nào? 

 

Khi đã hiểu rõ về bệnh, làm thế nào để điều trị và phòng tránh hiệu quả rối loạn tiêu hóa ở trẻ là vấn đề quan trọng mà phụ huynh cần tìm hiểu. Một số phương pháp điều trị và phòng tránh gồm có:

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Thuốc kháng sinh: Sulfamethoxazole trimethoprim, metronidazole,... 

Thuốc bổ sung chất xơ: Inulin, Kirkland Optifiber, Metamucil... 

Men vi sinh: Enterogermina, Neopeptine/Lactomin, biosubtyl,... 

Thuốc trị táo bón: Sorbitol, Bisacodyl, normacol, forlax... 

Thuốc điều trị tiêu chảy: Racecadotril, loperamide, berberin,...

Bù nước và chất điện giải: oresol, hydrite, smecta,...

Thuốc giảm đầy bụng khó tiêu: Domperidone maleate, Simethicone, Pepsan ...

Chế độ ăn uống 

Bổ sung nhiều chất xơ

Đây là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bố mẹ sử dụng cho trẻ để điều trị và phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả, ngũ cốc, các loại hạt nguyên cám, hay các thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Chúng đóng vai trò như một màng lọc tự nhiên, giữ lấy dinh dưỡng và năng lượng có trong thức ăn và đào thải các chất cặn bã ra ngoài.

Ăn uống vệ sinh, an toàn

Lựa chọn cho thực đơn của trẻ thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng cũng như chế biến hợp vệ sinh. Luôn đảm bảo dụng cụ nhà bếp và khu vực chế biến sạch sẽ trước khi nấu. Ăn chín, uống sôi. Không cho trẻ ăn những thực phẩm tái, sống trong quá trình điều trị bệnh và hạn chế cho trẻ ăn khi hệ tiêu hóa của trẻ đã trở lại bình thường.

Cho trẻ uống nhiều nước

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, nước có tác dụng tốt tới nhu động ruột của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng với những nước có khí hậu nóng như Việt Nam. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước trái cây và sữa để bổ sung thêm nước cho trẻ.

Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh và đồ ăn được chế biến sẵn

Trẻ nhỏ đều vô cùng hào hứng và thích thú khi được ăn những món ăn nhanh như gà rán, pizza. Việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh sẽ làm cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ quá tải. Nếu trẻ đang được điều trị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh hay đồ được chế biến sẵn trong thời gian này.

Bổ sung lợi khuẩn

Sử dụng các chế phẩm chứa lợi khuẩn mỗi ngày cho bé giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường tiêu hóa. Nên lựa chọn các loại men vi sinh hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa lợi khuẩn cho bé sử dụng song song hoặc sau quá trình điều trị bệnh.

 

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp cân bằng hệ tiêu hóa của trẻ

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp cân bằng hệ tiêu hóa của trẻ

Chế độ sinh hoạt

Tạo thói quen đi vệ sinh

Bố mẹ có thể thiết lập thói quen đi vệ sinh từ 1-2 lần vào một giờ cố định cho bé. Việc đi vệ sinh đúng giờ và đều đặn sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động quy củ và có giờ giấc, tránh gây ra táo bón.

Tập cho trẻ thói quen rửa tay và ăn uống khoa học

Rửa tay hằng ngày là một thói quen vô cùng cần thiết cho trẻ. Bố mẹ hướng dẫn cho trẻ rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn. Thời gian rửa tay thường rơi vào khoảng 90 giây, bằng với việc hát 2 lần bài hát: “happy birthday”.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần nhắc nhở con nhai kỹ trước khi ăn. Nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền ra thành nhiều mảnh nhỏ và được tiêu hóa một phần bởi enzyme có trong nước bọt của bé. Việc này sẽ làm cho bé cảm nhận thức ăn rõ hơn, ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Cho trẻ tập thể thao và vui chơi

Được chơi môn thể thao trẻ yêu thích sẽ làm cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và thúc đẩy sản sinh những lợi khuẩn có trong cơ thể. Khi trẻ tập thể thao và vui chơi, endorphin - chất tạo sự hưng phấn sẽ được giải phóng và làm giảm căng thẳng ở trẻ. Điều này làm cho đường ruột của trẻ khỏe mạnh hơn. Việc tập thể thao từ sáng sớm cũng làm cho trẻ hấp thụ được vitamin D, làm cho tóc và xương trẻ chắc khỏe.

Một số câu hỏi thường gặp về rối loạn tiêu hóa thường gặp

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay? 

Khi thấy trẻ có các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi và có các phương pháp điều trị bằng thuốc tại nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy bé có những biểu hiện sau:

  • Phân lỏng, liên tục nhiều ngày
  • Nôn liên tục, nôn nhiều, nôn ra máu và khó ăn lại được.
  • Sốt cao kéo dài.
  • Khát nước, ăn kém và bỏ bú.
  • Không thuyên giảm khi điều trị tại nhà 2 ngày.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? 

Đây là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh trong quá trình trẻ điều trị rối loạn tiêu hóa. Với rối loạn tiêu hóa do các nguyên nhân nhiễm khuẩn thông thường, thời gian điều trị thường kéo dài từ 4 ngày đến 1 tuần. 

Hơn hết, bố mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa của trẻ và điều trị dứt điểm chứ không đơn giản chỉ điều trị triệu chứng. Việc sử dụng vô tội vạ các loại thuốc, men tiêu hóa hay thực phẩm bổ sung lợi khuẩn mặc dù làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhưng nó sẽ tái phát hoặc kéo dài dai dẳng.

 

Trẻ từng mắc rối loạn tiêu hóa sẽ có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa rất yếu, phụ huynh cần chú ý chăm sóc và không để trẻ tái phát bệnh trở lại. Việc trẻ bị tái phát lại nhiều lần thì các triệu chứng sẽ trở nên nghiệm trọng hơn và khó điều trị dứt điểm hơn.

 

Sau quá trình từ 4 đến 7 ngày dùng thuốc, bố mẹ nên cho con sử dụng men vi sinh hay các thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ 1 đến 2 tháng để hệ tiêu hóa của bé được phục hồi. Bên cạnh đó, trẻ nên có một chế độ ăn dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh cùng chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học.

 

rVui chơi cùng bạn bè giúp trẻ khỏe mạnh và có tinh thần vui vẻ

Vui chơi cùng bạn bè giúp trẻ khỏe mạnh và có tinh thần vui vẻ

Có những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn và không còn lo lắng khi bé gặp phải tình trạng này. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ sẽ giúp tránh được tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Bình luận