Khi nhắc đến u mỡ nhiều người cho rằng đây là khối u lành tính, không nguy hiểm. Tuy nhiên, u mỡ nếu phát triển to có thể chèn ép lên các cơ quan gây nguy hiểm cho người mắc. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về u mỡ!

U mỡ là gì?

U mỡ là khối mô phát triển chậm, nằm giữa da và lớp cơ bên dưới. U mỡ khá phổ biến. Cứ 1000 người thì sẽ có 1 người bị u mỡ. Bệnh thường phổ biến ở người từ 40 - 60 tuổi. Tuy nhiên, có những người từ khi sinh ra đã có u mỡ. 

U mỡ có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như: Cánh tay, chân, mặt, cổ, vai, ngực, trán,.... và hiếm gặp u mỡ ở trên cơ, cơ quan nội tạng, não. Đa số người bị u mỡ thường ở vị trí riêng lẻ và có thể có nhiều khối u trên cơ thể với các triệu chứng như:

- Có thể đau hoặc không: Tùy vị trí và kích thước mà khối u mỡ có thể gây đau hoặc không.

- Có thể di chuyển: U mỡ có hình tròn hoặc bầu dục và có thể di chuyển khi chạm vào, có cảm giác mềm. 

- Thường có kích thước nhỏ: U mỡ thường có đường kính dưới 5cm nhưng cũng có trường hợp lớn hơn. 

u-mo-co-the-xuat-hien-o-bat-ky-vi-tri-nao-tren-co-the.png

U mỡ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

Nguyên nhân nào gây u mỡ?

U mỡ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên như tuổi tác, di truyền, bệnh tật. Cụ thể:

Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển u bướu nói chung và u mỡ nói riêng. Những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc u mỡ cao hơn bình thường.

Di truyền

Có người thân mắc u bướu hay u mỡ thì nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn. 

Bệnh tật

Một số bệnh làm tăng nguy cơ mắc u mỡ như:

  • Bệnh Dercum: Đây là rối loạn hiếm gặp khiến u mỡ phát triển trên cánh tay, chân và thân, gây đau đớn, vướng víu.
  • Bệnh bướu mỡ đối xứng lành tính: Xảy ra thường xuyên, đặc biệt là nam giới uống nhiều rượu. Khối u thường xuất hiện ở cổ và vai.
  • Hội chứng Gardner: Là một kiểu của hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình, làm tăng nguy cơ xuất hiện u mỡ.

U mỡ có nguy hiểm không?

U mỡ không gây đau đớn cho người mắc nhưng nếu nó phát triển to sẽ tạo cảm giác khó chịu. Thậm chí, nhiều trường hợp nếu đè lên dây thần kinh hoặc phát triển gần khớp sẽ gây nguy hiểm. Vì vậy, tùy vị trí mà mức độ nguy hiểm của khối u mỡ khác nhau. Cụ thể:

- U mỡ ở bụng: Khối u phát triển to sẽ làm trướng bụng hoặc có thể chèn ép lên các cơ quan khác, gây ảnh hưởng đến chức năng. 

- U mỡ ở cổ, vai: Đây là những vị trí nguy hiểm, nếu khối u lớn có thể chèn ép lên dây thần kinh.

- U mỡ trong họng: Gây khó thở, khó nuốt thức ăn.

- U mỡ ở ruột non: Có thể tắc ruột, đi ngoài ra máu, hoại tử ổ bụng, gây viêm phúc mạc. 

Như vậy có thể thấy nếu u mỡ ở mức độ nhẹ thì sẽ khiến người mắc xấu hổ, tự ti. Những trường hợp nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm. 

u-mo-khien-nguoi-mac-xau-ho-tu-ti.png

U mỡ khiến người mắc xấu hổ, tự ti

Phương pháp điều trị u mỡ hiện nay

Hiện nay, phương pháp điều trị u mỡ cụ thể còn phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u. 

Hút mỡ

Hút mỡ là phương pháp loại bỏ chất béo từ vùng cụ thể của cơ thể như mông, đùi, hông, cánh tay hoặc cổ. Hút mỡ không chỉ là phương pháp điều trị khối u mỡ mà còn là giải pháp làm đẹp, giúp giảm cân cho chị em. 

Mặc dù thủ thuật này thực hiện nhanh nhưng có thể gây ra một số ảnh hưởng như sau:

  • Nhiễm trùng: Mặc dù hiếm nhưng nếu xảy ra nhiễm trùng da có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Độc tính của Lidocain: Lidocain là thuốc gây mê thường được sử dụng trong quá trình hút mỡ để giảm cảm giác đau. Trong một số ít trường hợp, Lidocain có thể gây ảnh hưởng đến tim và thần kinh trung ương.
  • Có thể thấy tê tạm thời hoặc vĩnh viễn khu vực được tiêm thuốc.

Phẫu thuật

Phẫu thuật u mỡ cũng là một trong những lựa chọn nếu khối u có kích thước lớn. Người bệnh sẽ được gây mê trước khi phẫu thuật. Phương pháp điều trị này có thể để lại sẹo và gây khó chịu, bầm tím sau đó. 

Biện pháp dân gian

Khối u mỡ có kích thước nhỏ có thể điều trị bằng biện pháp dân gian để giảm kích thước. Cụ thể:

  • Uống trà xanh: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa giúp ổn định đường huyết, an thần, chống viêm, giảm mỡ trong cơ thể.
  • Rau xanh và hoa quả: Nên ăn nhiều thực phẩm chống oxy hóa, giảm mỡ máu. Người bệnh nên chọn những loại quả như việt quất, mâm xôi, táo, mận,...
  • Nghệ: Chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, ngăn u mỡ phát triển. 
  • Tam thất: Giúp ức chế sự phát triển của tế bào u bướu, trong đó có u mỡ.

Tam-that-giup-cai-thien-u-mo.png

Tam thất giúp cải thiện tình trạng u mỡ

Phòng ngừa u mỡ tái phát bằng cách nào?

U mỡ mặc dù là lành tính nhưng sau khi mổ vẫn có thể tái phát nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý giúp ngăn ngừa bệnh tái phát:

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng với người mắc u mỡ. Cụ thể một số thực phẩm nên hạn chế như:

  • Thực phẩm nhiều đường: Những thực phẩm nhiều đường như: Sữa socola, trái cây đóng hộp, bánh kẹo,... người mắc u mỡ nên hạn chế ăn.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Các loại cá khô, nước mắm nguyên chất,... chứa nhiều muối, không tốt cho sức khỏe. 
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,... ăn nhiều không tốt cho sức khỏe của người mắc u mỡ.
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia, nước ngọt có ga,... 

Bên cạnh những thực phẩm nên hạn chế, người mắc u mỡ cũng cần lưu ý nên ăn:

  • Sử dụng thực phẩm hữu cơ: Những sản phẩm được nuôi trồng không dùng hóa chất, hormone kích thích tăng trưởng nên rất tốt cho sức khỏe.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

Tập thể dục đều đặn

Tập luyện thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có u bướu như u mỡ.

tap-the-duc-giup-tang-cuong-suc-khoe-ngan-ngua-u-mo.png

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa u mỡ

Một số câu hỏi về u mỡ

Khi mắc u mỡ, nhiều người có chung thắc mắc bệnh có lây không, có nên mổ không hay chế độ ăn uống của bệnh nhân mắc u mỡ. Dưới đây là giải đáp chi tiết:

U mỡ có lây không? U mỡ có di truyền không?

U mỡ không phải bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, ôm, hôn, nắm tay hay dùng chung đồ. Mặc dù chưa được chứng minh nhưng những người có người thân mắc u mỡ thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn bình thường. 

Bị u mỡ có nên mổ không?

U mỡ nên mổ khi: 

  • Khi chúng đè lên dây thần kinh hoặc có nhiều mạch máu bên trong.
  • Phần da phủ lên khối u bị viêm.
  • Khối u phát triển nhanh hoặc gây khó khăn trong sinh hoạt hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về u mỡ. Bên cạnh tuân thủ điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần chính từ Oncolysin. Oncolysin (MSM, kẽm salicylate + methylsulfonylmethane (MSM) + cao sơn đậu căn) nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện u mỡ. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về u mỡ cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.

Bình luận