Theo Globocan (dự án của cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế) năm 2020, ung thư dạ dày đứng thứ 4 về số người mắc và thứ 3 về số người tử vong. Đây là bệnh lý nguy hiểm, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ cho người mắc. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để biết những thông tin hữu ích về bệnh ung thư dạ dày nhé!

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ung thư hình thành trong lớp lót bên trong dạ dày và phát triển thành một khối u. Theo thống kê năm 2020 của Globocan, có 17906 người mắc bệnh, chiếm 9,8% trong tổng số loại ung thư. Tỷ lệ tử vong vì bệnh là 14 615 người, chiếm 11,9%. Đây là những con số đáng báo động về bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt là trong tình trạng xã hội ngày càng phát triển. 

Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành khối u ác tính ở dạ dày bao gồm hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn, ăn uống không hợp lý, tiền sử mắc bệnh ở dạ dày. Cụ thể như sau:

Hệ miễn dịch rối loạn, suy yếu

Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Bình thường, hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ đặc biệt, giúp chống lại các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhưng khi hệ miễn dịch yếu đồng thời các tế bào ung thư có khả năng tăng sinh, tái cấu trúc liên tục, giúp tạo lớp vỏ bọc ngụy trang, khiến chúng giống tế bào bình thường nên hệ miễn dịch không thể phát hiện để tấn công. Chính vì vậy, hình thành nên khối u ác tính ở dạ dày (ung thư dạ dày).

he-mien-dich-co-vai-tro-bao-ve-co-the-khoi-te-bao-la.png

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tế bào lạ

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Vi khuẩn HP là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư dạ dày. Đặc biệt người có vi khuẩn HP type I có nguy cơ bị u ác tính cao hơn type khác 5 – 6 lần. 

Ăn uống không hợp lý 

Ăn những loại thực phẩm lên men, rau được bón bằng phân nhiều nitơ, ngũ cốc mốc, thịt ướp muối, hun khói,... hay đồ uống chứa nhiều nitrat làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Điều này được giải thích bởi khi bổ sung vào cơ thể, chất này sẽ phản ứng với các amin bậc 2, 3 trong dạ dày tạo thành nitrosamin gây đột biến gen và hình thành khối u. 

Tiền sử mắc bệnh ở dạ dày

Loạn sản dạ dày: Loạn sản dạ dày được coi là giai đoạn trước khi hình thành ung thư dạ dày u ác tính và được chia làm 3 mức độ, trong đó loạn sản nặng độ 3 hầu hết chuyển thành ung thư. 

Sau cắt đoạn dạ dày: Người phải cắt bỏ đoạn dạ dày hay bị trào ngược dịch mật gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn hoặc thiếu acid nên tăng nguy cơ hình thành ung thư.

Di truyền

Nếu trong gia đình có người thân (bố mẹ, anh chị em) bị ung thư dạ dày khả năng mắc cao hơn gấp 4 lần so với người bình thường.

9 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư dạ dày

  • Kém ăn, giảm cân.
  • Đau bụng, cảm giác khó chịu ở bụng, thường ở trên rốn.
  • Cảm thấy no sau khi chỉ ăn một bữa nhỏ.
  • Ợ chua hoặc khó tiêu.
  • Buồn nôn, nôn mửa, có hoặc không có máu.
  • Sưng hoặc tích tụ chất lỏng trong bụng.
  • Có máu trong phân.
  • Mệt mỏi hoặc yếu do có quá ít tế bào hồng cầu.
  • Vàng da và mắt (vàng da), nếu ung thư di căn đến gan.

Nhiều triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với bệnh khác không phải ung thư dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư khác. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào thì nên đi khám để được chẩn đoán đúng nhất tránh bệnh ngày càng trầm trọng hơn mà không có phương pháp điều trị đúng.

dau-bung-ben-trai-co-the-la-dau-hieu-cua-ung-thu-da-day.png

Đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có mấy giai đoạn?

Ung thư dạ dày được chia thành 4 giai đoạn. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng của khối u đã xâm lấn, di căn sang bộ phận khác chưa. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1: Ung thư dạ dày giai đoạn 1 là giai đoạn sớm, lúc này các tế bào ung thư chưa lan ra ngoài lớp cơ dày trong thành dạ dày.

- Giai đoạn 2: Ung thư dạ dày giai đoạn 2 có nghĩa là tình trạng các tế bào ung thư đã di căn vào hoặc qua lớp bên trong, lớp nâng đỡ hoặc lớp cơ của dạ dày. Hoặc tế bào ung thư cũng có thể đã lan vào các hạch bạch huyết gần đó.

- Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã phát triển vào hoặc xuyên qua lớp bên trong, lớp nâng đỡ, lớp cơ hoặc lớp ngoài của dạ dày, lan đến các hạch bạch huyết gần đó.

- Giai đoạn 4: Ung thư dạ dày giai đoạn 4 đã di căn vào các cơ quan lân cận, hoặc di căn đến các bộ phận cơ thể ở xa. 

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Có rất nhiều cách để điều trị ung thư dạ dày, trong đó 4 phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch. Tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng một hay nhiều phương pháp. Cụ thể như sau:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư dạ dày khá phổ biến và được sử dụng khi ung thư dạ dày chưa di căn đến bộ phận khác của cơ thể. Phẫu thuật kết hợp cùng với phương pháp điều trị khác là cơ hội tốt nhất để cải thiện ung thư dạ dày. Có 3 cách phẫu thuật bao gồm:

- Cắt bỏ nội soi: Cắt niêm mạc và bóc tách qua nội soi có thể áp dụng khi ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu, khi khối u chưa di căn ra ngoài dạ dày. Phương pháp này có thể được thực hiện ở trung tâm y tế có kinh nghiệm.

- Cắt dạ dày một phần: Chỉ loại bỏ một phần dạ dày, được khuyến cáo nếu ung thư dạ dày ở phần dưới - cắt dạ dày đoạn xa. Trong trường hợp cắt phần ung thư dạ dày ở trên thì gọi là cắt  dạ dày đoạn gần.

- Cắt toàn bộ dạ dày: Nếu tế bào ung thư đã lan rộng trong dạ dày hoặc ở phía trên dạ dày, gần thực quản thì có thể sẽ phải cắt toàn bộ dạ dày. 

Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ dạ dày, hạch bạch huyết lân cận, một phần của thực quản, ruột, tuyến tụy hoặc cơ quan lân cận khác nếu ung thư đã lan rộng. Phần cuối của thực quản được gắn vào một phần của ruột non. Nhưng vì thức ăn di chuyển thẳng xuống đường ruột nên người đã cắt bỏ dạ dày cần ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Mặc dù hiệu quả nếu điều trị ở giai đoạn sớm nhưng phẫu thuật ung thư dạ dày cũng có những biến chứng nguy hiểm như: Chảy máu do phẫu thuật, cục máu đông, tổn thương cơ quan lân cận,...

phau-thuat-mang-lai-hieu-qua-cao-khi-mac-ung-thu-da-day-o-giai-doan-som.png

Phẫu thuật mang lại hiệu quả cao khi mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm 

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư tiêm vào tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc sẽ đi vào máu và đến các cơ quan trong cơ thể. Hóa trị hiệu quả trong trường hợp ung thư đã di căn đến các quan. 

  • Hóa trị trước phẫu thuật: Giúp thu nhỏ kích thước khối u để phẫu thuật dễ dàng hơn. Đối với một số giai đoạn của ung thư dạ dày, hóa trị kết hợp phẫu thuật là một trong những lựa chọn điều trị tiêu chuẩn. 
  • Hóa trị sau khi phẫu thuật: Mục tiêu của hóa trị bổ trợ là tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại nhưng quá nhỏ nên không thể nhìn thấy. Việc làm này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. 
  • Hóa trị là phương pháp điều trị chính: Nếu ung thư đã lan rộng (di căn) đến các bộ phận xa của cơ thể, hoặc không thể loại bỏ vì một số lý do khác thì hóa trị có thể giúp thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư, giúp giảm các triệu chứng và mọi người sống lâu hơn.

Hóa trị tấn công vào các tế bào đang phân chia nhanh trong cơ thể nên có thể xuất hiện tác dụng phụ như: Buồn nôn, ăn không ngon, rụng tóc, tiêu chảy, táo bón, loét miệng, nhiễm trùng. 

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày. Bức xạ có thể sử dụng the0 3 cách như sau:

  • Kết hợp cùng với hóa trị trước khi phẫu thuật để cố gắng thu nhỏ khối u hay loại bỏ dễ dàng hơn. 
  • Sau khi phẫu thuật, xạ trị có thể được sử dụng cùng với hóa trị để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật. Điều này có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa ung thư tái phát.
  • Nếu các tế bào ung thư không thể loại bỏ bằng phẫu thuật, xạ trị giúp làm chậm sự phát triển của chúng và giảm bớt các triệu chứng như đau, chảy máu hoặc các vấn đề về ăn uống.

Xạ trị gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, số lượng tế bào máu thấp, da đỏ và phồng rộp,...

xa-tri-co-the-dung-don-doc-hoac-ket-hop-phau-thuat-dieu-tri-ung-thu-da-day.png

Xạ trị có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày

Giải pháp phòng ngừa ung thư dạ dày 

Hiện nay, để phòng ngừa ung thư dạ dày bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

Hạn chế ăn đồ muối: Những thực phẩm như dưa muối, cà muối chữa nhiều nitrit khi ăn vào trong dạ dày sẽ kết hợp với nitrosamine gây ung thư. Do đó hãy hạn chế thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.

Tránh xa đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Thịt hun khói, đồ chiên xào thường chế biến dưới nhiệt độ cao và sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nên chứa hợp chất benzen gây ung thư.

Chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng bữa để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. 

Lối sống 

Không nên uống nhiều rượu bia: Rượu bia không chỉ là nguyên nhân khiến xơ gan, viêm gan mà còn là tác nhân gây ung thư dạ dày. Vì vậy, bạn nên tránh xa rượu bia để giảm nguy cơ mắc ung thư. 

Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư dạ dày nói riêng và nhiều loại ung thư khác nói chung. 

Tập luyện thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật nói chung và ung thư dạ dày nói riêng.

tap-yoga-giup-ngan-ngua-ung-thu-da-day.png

Tập Yoga giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày

Những câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư dạ dày

Khi mắc ung thư dạ dày, người mắc có rất nhiều thắc mắc như bệnh có di truyền không, sống được bao lâu,... Dưới đây là giải đáp chi tiết cho những băn khoăn trên:

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu có cha mẹ hoặc anh chị em mắc ung thư dạ dày thì nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn. Thực tế đã tìm thấy đột biến gen đã được tìm thấy ở một nhóm nhỏ trường hợp bị ung thư dạ dày. 

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Nhiều người thắc mắc về thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân ung thư dạ dày như vị trí, loại và giai đoạn của ung thư cũng như tuổi tác hay sức khỏe của người mắc. 

Cũng giống như các loại ung thư khác, khi được phát hiện sớm trước khi di căn sang bộ phận khác của cơ thể, ung thư dạ dày dễ điều trị hơn và tiên lượng cũng tốt hơn. Việc phát hiện sớm cũng góp phần lớn vào đảm bảo chất lượng cuộc sống sau điều trị.

Bệnh ung thư dạ dày có di căn nhanh không? Di căn đến đâu?

Ung thư dạ dày có thể di căn nhanh sang các cơ quan khác nếu không được điều trị kịp thời. Các tế bào ung thư có thể phát triển liên tục và phân chia nhanh chóng thành khối u ác tính. Đặc biệt, chúng có thể di chuyển và lan rộng sang các hạch bạch huyết và cơ quan lân cận như:

- Di căn hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Đặc biệt là các hạch bạch huyết gần dạ dày là vị trí đầu tiên xuất hiện tình trạng di căn của tế bào ung thư. Sự di căn của tế bào ung thư dạ dày đến hạch bạch huyết là con đường làm tế bào ung thư di căn tới những vị trí khác.

- Di căn gan: Ung thư dạ dày di căn chiếm 48% tổng số ca ung thư dạ dày di căn. Vì gan là tạng ở gần nhất dạ dày nhất, các tế bào ung thư có thể qua thành dạ dày di căn đến gan. 

- Di căn phúc mạc: Ung thư dạ dày di căn phúc mạc chiếm 32%.

- Di căn phổi: Ung thư dạ dày di căn sang phổi chiếm 15%. Trường hợp này có thể xảy ra cùng với sự di căn gan, ở giai đoạn 3.

- Di căn xương: Tế bào ung thư dạ dày di căn xương thường ở giai đoạn 4 của bệnh, gây đau đớn cho người mắc. 

Ngoài các ung thư dạ dày có thể di căn sang nhiều vị trí khác như tuyến tiền liệt , buồng trứng, não, túi mật,… nhưng với tỷ lệ thấp hơn.

ung-thu-da-day-co-the-di-can-den-nhieu-co-quan-trong-co-the.png

Ung thư dạ dày có thể di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể

Làm chậm di căn ung thư dạ dày bằng cách nào?

Để ung thư dạ dày di căn phát triển chậm thì bên cạnh tuân thủ điều trị của bác sĩ bằng các phương pháp điều trị hiện đại, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như sau:

- Giữ cân nặng hợp lý. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, hãy đặt mục tiêu giảm cân chậm và ổn định, 1 hoặc 2 kg một tuần.

- Người bệnh nên ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày và chú ý chọn loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc.

- Hạn chế ăn mặn và không ăn thực phẩm hun khói: Những thực phẩm này không tốt cho dạ dày, có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy hãy bảo vệ dạ dày của bạn bằng cách tránh xa chúng.

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm mặc dù hiện nay đã có các phương pháp điều trị hiện đại nhưng thực tế những cách điều này vẫn tồn tại nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Vì vậy, người bệnh có thể kết hợp sản phẩm chứa thành phần chính Oncolysin (hỗn hợp kẽm salicylate + methylsulfonylmethane (MSM) + cao sơn đậu căn) nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện ung thư dạ dày. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh ung thư dạ dày cũng như phương pháp điều trị. Nếu cần hỗ trợ về bệnh ung thư dạ dày vui lòng liên hệ …. để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Bình luận