Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Bệnh khiến người mắc gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm và có biện pháp giảm đau nhanh chóng viêm loét dạ dày? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến người mắc gặp phải các cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt. Thông thường, trên niêm mạc dạ dày sẽ có một lớp chất nhầy bảo vệ giúp cơ quan này tránh khỏi tác động của dịch tiêu hóa. Khi cơ thể giảm tiết chất nhầy sẽ tạo điều kiện cho axit dịch vị phá hủy niêm mạc dạ dày.

Viêm loét dạ dày khiến cho niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương.png

Dạ dày bị tổn thương do dịch vị phá hủy lớp niêm mạc

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Có nhiều yếu tố gây viêm loét dạ dày, tuy nhiên theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Có khoảng 50% dân số thế giới bị loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào đường tiêu hóa gây viêm và phá vỡ lớp lót bảo vệ. Hậu quả là tạo điều kiện cho axit dịch vị ăn mòn niêm mạc dạ dày và gây loét. Bên cạnh nguyên nhân chính, viêm dạ dày có thể xảy ra do nhiều tác nhân khác như:

Do sử dụng thuốc giảm đau NSAID kéo dài

Ngoài vi khuẩn H. pylori, việc sử dụng NSAID kéo dài có thể gây ra bệnh đau dạ dày. Thuốc NSAID có thể làm mòn lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa, gây thủng dạ dày, tá tràng. Một số loại thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng đó là:

  • Aspirin (đây là thuốc dễ gây loét dạ dày nhất).

  • Naproxen.

  • Ibuprofen.

  • Thuốc NSAID theo toa (celecoxib, diclofenac).

Những người nhiễm H. pylori và thường xuyên sử dụng NSAID có nhiều khả năng cao bị tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nguy cơ gây viêm loét dạ dày sẽ tăng lên khi:

  • Dùng NSAID liều cao, kéo dài.

  • Người 70 tuổi trở lên dùng thuốc NSAID (do miễn dịch suy giảm).

  • Sử dụng corticosteroid cùng với NSAID (trong điều trị các bệnh hen suyễn, viêm khớp hoặc lupus).

Sử dụng thuốc corticoid (Chống viêm)

Corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Tuy nhiên, khi dùng corticoid, đặc biệt liều cao kéo dài người bệnh sẽ gặp phải tình trạng suy tuyến thượng thận, viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày,...

Một số thuốc corticoid thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm đường hô hấp, viêm khớp, bệnh dị ứng,... có nguy cơ gây viêm loét, xuất huyết dạ dày như dexamethason, prednisolon, methylprednisolon,...

Do chế độ sinh hoạt không khoa học

Dịch vị axit được tiết ra theo nhịp sinh lý của cơ thể. Do vậy, khi ăn uống, sinh hoạt không theo giờ giấc sẽ gây rối loạn nhịp tiết axit. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Do ăn quá nhiều đồ cay nóng, khó tiêu

Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày làm tăng tiết dịch vị axit, gây loét dạ dày, tá tràng. Một số thực phẩm cay, nóng, khó tiêu có thể gây loét dạ dày đó là: Ớt, tiêu, mù tạt, đồ chiên rán,...

Do căng thẳng, stress

Quá trình tiết dịch vị của dạ dày được điều khiển bởi dây thần kinh thực vật và động vật. Khi thần kinh thực vật hoạt động quá mức sẽ sinh ra lo lắng, stress,... Lúc này, dạ dày sẽ tăng tiết dịch gây loét dạ dày, tá tràng.

Do uống nhiều bia rượu và hút thuốc

Loét dạ dày do uống nhiều rượu, bia là một trong những thói quen gây viêm loét dạ dày. Các nhà khoa học cho rằng, những thực phẩm và đồ uống này sẽ kích thích niêm mạc tạo ra quá nhiều axit gây loét dạ dày, tá tràng.

Uống nhiều rượu bia sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit.png

Uống nhiều rượu bia sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit dạ dày

Dấu hiệu viêm loét dạ dày

Khi bị loét dạ dày, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng sau: Đau âm ỉ, bỏng rát vùng bụng; Rối loạn tiêu hóa; Đầy bụng, khó tiêu; Nôn, buồn nôn; Rối loạn tiêu hóa; Ợ hơi, ợ chua;... Cụ thể:

Đau âm ỉ, bỏng rát vùng bụng

Người bị loét dạ dày thường gặp phải tình trạng đau âm ỉ, bỏng rát vùng bụng. Các cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, hoặc khi dạ dày rỗng, nhất vào ban đêm và gần sáng. Cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến hàng giờ.

Nôn hoặc buồn nôn

Một dấu hiệu phổ biến khác cho thấy bạn đang bị loét dạ dày là nôn và buồn nôn. Nôn trong viêm loét dạ dày thường là nôn khan.

Rối loạn tiêu hóa

Loét dạ dày - tá tràng khiến cho người mắc gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: Táo bón, tiêu chảy,... Người bị rối loạn tiêu hóa thường có cảm giác đau quặn bụng, táo bón trong nhiều ngày,... Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị tiêu chảy kèm đau bụng âm ỉ.

Đầy bụng, khó tiêu

Viêm loét khiến cho chức năng dạ dày bị suy giảm, khiến thức ăn không được tiêu hóa làm cho người mắc gặp phải tình trạng đầy bụng. Hậu quả là làm cho người mắc cảm thấy chướng bụng, ăn không ngon miệng.

Ợ hơi

Viêm loét dạ dày gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn lưu lại lâu trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển và sinh hơi.

Người bị loét dạ dày thường có biểu hiện ợ hơi, khó tiêu.png

Người bị loét dạ dày thường có biểu hiện ợ hơi, khó tiêu

Cách điều trị và giảm đau nhanh viêm loét dạ dày

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày là giảm đau, chống viêm, nhanh lành vết loét. Dựa vào nguyên tắc này, các chuyên gia y tế sẽ áp dụng những biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Hiện nay, để cải thiện bệnh loét dạ dày, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc như: Kháng sinh, kháng tiết axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc đối kháng thụ thể H2, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cụ thể:

Sử dụng thuốc kháng axit

Để giảm đau dạ dày nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa dịch vị. Thuốc kháng axit có chứa alginate tốt nhất nên uống sau bữa ăn. Tác dụng phụ mà người mắc có thể gặp phải khi sử dụng thuốc đó là: Tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, co thắt dạ dày,... Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với chườm ấm để giảm đau dạ dày.

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn

Nếu bị loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. pylori, người mắc sẽ được điều trị bằng 2 loại kháng sinh kết hợp trong 1 tuần liên tục. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm loét dạ dày đó là: Amoxicillin (Amoxil), clarithromycin (Biaxin), metronidazole (Flagyl), tinidazole (Tindamax), tetracycline và levofloxacin..

Khi sử dụng kháng sinh điều trị loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Mệt mỏi, tiêu chảy, miệng có vị kim loại,...

Sau ít nhất 4 tuần điều trị bằng kháng sinh, người bệnh nên đi khám lại để được chẩn đoán vi khuẩn H. pylori còn tồn tại trong dạ dày không. Nếu vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong dạ dày, bác sĩ sẽ chuyển sang phác đồ điều trị khác.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ngăn chặn dạ dày tiết quá nhiều axit dịch vị, làm lành vết loét. Trong một đợt điều trị, người bệnh nên dùng thuốc kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Một số loại thuốc chẹn bơm proton thường dùng trong điều trị loét dạ dày đó là: Omeprazole, pantoprazole và lansoprazole,...

Các tác dụng phụ của thuốc mà người dùng có thể gặp phải đó là: Đau đầu, tiêu chảy hoặc táo bón, mệt mỏi, đau bụng, chóng mặt, phát ban.

Thuốc đối kháng thụ thể H2 nhằm giảm tiết dịch vị

Giống như PPI, thuốc đối kháng thụ thể H2 có tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày. Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 được dùng phổ biến trong điều trị loét dạ dày. Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc đối kháng thụ thể H2 đó là: Tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, phát ban, mệt mỏi.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có tác dụng bao phủ vết loét, ngăn ngừa tổn thương dạ dày. Các loại thuốc thường được sử dụng đó là: Sucralfate (Carafate) và misoprostol (Cytotec).

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.png

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh

  • Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tại nhà, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

Cách 1: Chữa loét dạ dày bằng mật ong nghệ

Chuẩn bị: 300g tinh bột nghệ, 150ml mật ong (có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của mỗi người).

Cách làm: Cho nghệ và mật ong vào một hũ thủy tinh và trộn đều. Ngâm hỗn hợp từ 1-2 ngày là có thể dùng được. Nên uống mật ong nghệ vào mỗi buổi sáng để hấp thu tốt hơn.

Cách 2: Chữa loét dạ dày bằng gừng

Chuẩn bị: 300g gừng

Cách làm: Cho vài lát gừng cùng 1 ít đường vào cốc nước ấm. Uống hỗn hợp này mỗi ngày để làm dịu cảm giác khó chịu do loét dạ dày gây ra.

  • Chữa viêm loét dạ dày theo đông y

Dưới đây là một số bài thuốc trị viêm loét dạ dày được lưu truyền trong dân gian:

Bài thuốc 1:

Hoài sơn 16g, Bán hạ chế 10g, Hắc táo nhân 20g, Sát căn 16g, Phòng sâm 20g, Viễn chí 12g, Trần bì 12g, Cam thảo 12g, Liên nhục 16g, Ngưu tất 16g, Bạch truật 16g, Chỉ xác 10g.

Cho các nguyên liệu vào ấm và mang đi sắc. Chắt lấy nước để uống, ngày dùng 2 lần sau bữa ăn.

Bài thuốc 2:

Trần bì 10g, Trạch tả 16g, Thanh bì 8g, Bối mẫu 20g, Chi tử 20g, Đan bì 20g, Thược dược 20g.

Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với 1,7 lít nước. Sau đó chắt lấy nước uống thay nước hàng ngày.

  • Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp giảm đau, chống viêm, nhanh làm lành vết loét

Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng thảo dược thiên nhiên để giảm đau, chống viêm, làm lành vết loét do viêm dạ dày hiệu quả, an toàn. Trong y học hiện đại, nhiều thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh có tác dụng tốt với bệnh viêm loét dạ dày. Theo nghiên cứu tại Trường Đại học Nagoya Nhật Bản và nhiều quốc gia trên thế giới, glycin và cao dạ cẩm có tác dụng KHÁNG SINH THỰC VẬT, CHỐNG VIÊM THỰC VẬT, hỗ trợ tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP. Nhờ đó giải quyết căn nguyên gây bệnh viêm loét dạ dày. Khi kết hợp các thành phần này với các thảo dược khác như: Bột nghệ, cao dạ cẩm tím, cao chè dây,... thì tác dụng giảm đau, chống viêm sẽ được tăng lên nhiều lần. Nhận thấy những tác dụng ưu việt của các thảo dược dân gian trong điều trị viêm loét dạ dày, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm chứa thành phần chính là cao hạt bưởi và glycin. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau, nhanh lành vết loét mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm loét dạ dày đồng thời còn giúp giảm tác dụng phụ của thuốc tây, thân thiện với cơ thể của người bệnh.

Cao hạt bưởi kết hợp với glycin giúp cải thiện bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.png

Hạt bưởi kết hợp với glycin giúp chống viêm, kháng khuẩn, làm liền vết loét, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát

Để phòng ngừa bệnh loét dạ dày, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Người bị loét dạ dày nên tránh ăn các thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày như: Ớt, tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, trái cây chua (khế, cam, quýt, xoài), những đồ ăn sinh hơi (dưa, cà muối),...

  • Không nên ăn quá no và thức quá khuya.

  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích như: Rượu, bia,...

  • Người bị viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như: Bánh, canh, cháo, súp, bánh mì, nước ép táo, dừa, sữa chua,...

  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài.

  • Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, kiểm soát cân nặng.

  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau.

Các câu hỏi thường gặp khi bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày,...

Viêm loét dạ dày có di truyền không, có lây không?

Trong một số trường hợp, các thành viên trong gia đình đều bị viêm loét dạ dày khiến họ nghi ngờ về tính di truyền và lây nhiễm của bệnh. Theo các chuyên gia, mặc dù nguyên nhân di truyền gây viêm loét dạ dày chưa được chứng minh. Tuy nhiên, người ta thấy rằng, bệnh viêm dạ dày tự miễn có tính chất gia đình ở những người có gen bất thường.

Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori có thể lây qua đường ăn uống, hoặc phân của người bệnh sang người lành trong cùng môi trường sống.

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?

Viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người mắc được điều trị sớm và đúng cách. Vì vậy, người bệnh nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Vết loét dạ dày có tự lành không?

Khi mới chớm bị loét dạ dày, người bệnh không có triệu chứng thì tổn thương trên niêm mạc có thể tự lành nếu người mắc điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho khoa học. Tuy nhiên, khi vết loét niêm mạc lớn, thì người mắc cần được điều trị bằng phác đồ của bác sĩ.

Vết loét dạ dày có thể lành lành lại sau vài tuần đến vài tháng. Thời gian nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của người mắc.

Uống sữa có giúp làm lành vết loét dạ dày không?

Sữa không có tác dụng làm lành vết loét dạ dày mà chỉ giúp tăng dưỡng chất cho cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, người mắc không nên uống sữa vào lúc đói vì nó khiến dạ dày tăng tiết, làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng.

Viêm dạ dày là bệnh tiêu hóa thường gặp và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc Vì vậy chúng ta cần có kiến thức về căn bệnh này để phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả.

Thanh Thảo

Bình luận