Xuất huyết dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày nặng khiến cho các mạch máu bị phá vỡ. Khi bị chảy máu dạ dày, người bệnh thường có triệu chứng nôn hoặc đi ngoài ra máu. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu bên trong niêm mạc dạ dày, gây rối loạn chức năng tiêu hóa của cơ thể. Máu thường xuất hiện trong phân hoặc khi nôn nhưng không phải lúc nào cũng nhìn thấy, bởi nhiều khi phân có màu đen hoặc hắc ín. Mức độ chảy máu có thể từ nhẹ đến nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa.png

Xuất huyết dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa

Triệu chứng của xuất huyết dạ dày

Các triệu chứng của xuất huyết dạ dày thường ít đặc trưng, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:

Nôn ra máu, đi ngoài phân đen

Nôn ra máu, đi ngoài phân đen là biểu hiện đặc trưng của xuất huyết tiêu hóa. Khi bị bệnh, người mắc thường nôn nhiều và đi ngoài phân đen như hắc ín. Người bị chảy máu dạ dày phần môn vị có triệu chứng đi cầu phân đen. Còn khi chảy máu tá tràng, môn vị sẽ sưng to, máu có thể chảy ngược vào dạ dày gây nôn trớ.

Thiếu máu, chóng mặt, huyết áp thấp

Nếu lượng máu chảy ra dưới 400cc thì người mắc không có triệu chứng đặc trưng. Với trường hợp chảy máu nhiều (chiếm đến 30% ~ 50% lượng máu toàn cơ thể), có thể khiến người mắc bị sốc với biểu hiện như: Cáu gắt hoặc lú lẫn, da xanh xao, chân tay, môi tím tái, khó thở, mạch nhanh và yếu,... Nếu không được cấp cứu kịp thời, người mắc sẽ có nguy cơ tử vong ngay lập tức.

Đau vùng thượng vị

Người bị xuất huyết dạ dày cấp tính thường bị đau dạ dày dữ dội kèm theo các triệu chứng như: Vã mồ hôi, mặt tái nhợt, căng bùng,... Khi có những triệu chứng này, cần đưa người mắc đến cơ sở y tế gần nhất.

Tăng ure huyết

Chảy máu dạ dày có thể khiến người bệnh gặp tình trạng tăng ure huyết. Khi gặp phải tình trạng này, người mắc thường có biểu hiện: Chán ăn, buồn nôn, nôn, chướng bụng,...

Sốt

Trong trường hợp chảy máu dạ dày mức độ trung bình hoặc nặng, sốt sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ, thường là 38,5 độ. Người bệnh thường sốt từ vài ngày đến một tuần.

Người bị xuất huyết dạ dày có thể gặp phải tình trạng sốt kéo dài.png

Người bị xuất huyết dạ dày có thể gặp phải tình trạng sốt kéo dài

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày như: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp tính, giãn tĩnh mạch thực quản - dạ dày, ung thư dạ dày và các yếu tố nguy cơ, cụ thể:

Do bệnh lý

Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra do một số bệnh lý sau:

Viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm dạ dày tá tràng phá hủy các mạch máu bao quanh lớp niêm mạc gây xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu sẽ làm cho vết loét trở nên trầm trọng và gây chảy máu kéo dài.

Xơ gan

Xơ gan thường gây giãn tĩnh mạch thực quản - dạ dày. Nếu người bệnh ăn thực phẩm thô cứng hoặc bị sốc tinh thần quá mức, các tĩnh mạch của thực quản, dạ dày sẽ bị vỡ ra và gây xuất huyết.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu và giai đoạn cuối có thể gây chảy máu dạ dày. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm giảm số lượng tế bào hồng cầu gây thiếu máu.

Một số yếu tố khác:

Chế độ ăn uống và sinh hoạt kém

Ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu, căng thẳng kéo dài có thể gây viêm dạ dày. Khi dạ dày bị viêm sẽ làm cản trở dòng máu đến vết loét, gây tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến chảy máu dạ dày.

Lạm dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid lâu này có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Người bệnh khi sử dụng cần hết sức thận trọng để tránh gây chảy máu niêm mạc đường tiêu hóa. Một số loại thuốc có thể gây chảy máu dạ dày đó là: Indomethacin, aspirin,...

Tinh thần căng thẳng: Trạng thái tinh thần không tốt có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc bài tiết dịch vị, dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Sử dụng thuốc tây kéo dài có thể khiến người bệnh bị xuất huyết dạ dày.png

Sử dụng thuốc tây kéo dài có thể khiến người bệnh bị xuất huyết dạ dày

Biến chứng của xuất huyết dạ dày

Thống kê lâm sàng cho thấy, bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa chỉ chiếm 2% số số người nhập viện, nhưng tỷ lệ tử vong cao tới 10%. Ở những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, nếu kết hợp suy thận, gan, phổi và tim thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên đáng kể, cao lần lượt là 60%, 40%, 60% và 30%.

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm:

 1. Khi nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen, người bệnh không nên quá lo lắng. Bởi tâm lý lo lắng có thể khiến cho tình trạng chảy máu thêm trầm trọng, Nhằm ngăn chặn tình trạng xuất huyết nặng, người mắc cần nằm yên tại giường và báo với người thân để họ đưa đến cơ sở gần nhất.

  2. Nếu bị chảy máu dạ dày nặng, người bệnh nên gối đầu thấp, kê chân tay lên gối cao khoảng 30 độ so với mặt giường để máu từ chi dưới về tim dễ dàng và đảm bảo cung cấp đủ máu cho não. Khi nôn ra máu nên nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên để tránh ngạt thở do máu tràn vào khí quản.

  4. Không được ăn bất cứ thứ gì khi bị chảy máu dạ dày vì nó sẽ khiến tình trạng vỡ tĩnh mạch thực quản thêm trầm trọng. Không nên chườm nóng vùng bụng để tránh làm tình trạng chảy máu kéo dài.

  5. Khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, dù sử dụng xe cấp cứu hay taxi thì cũng nên đặt bệnh nhân nằm ngửa để tránh va đập.

Nên đặt bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nằm ngửa khi đi cấp cứu.png

Nên đặt bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nằm ngửa khi đi cấp cứu

Cách điều trị xuất huyết dạ dày

Dưới đây là một số phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày:

Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày

Nguyên tắc điều trị xuất huyết dạ dày đó là: Trước hết cần cải thiện các triệu chứng đề đảm bảo được sự sống cho người bệnh. Lúc này các bác sĩ cho người bệnh truyền dịch hoặc truyền máu. Sau đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị loét hoặc giãn tĩnh mạch dựa trên bệnh sử và xét nghiệm máu.

Khi các triệu chứng của người bệnh đã ổn định, bác sĩ sẽ nội soi dạ dày để xác định nguyên nhân chảy máu và xử lý. Tùy theo vị trí và nguyên nhân chảy máu khác nhau, ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị nội khoa phù hợp, có thể thực hiện các biện pháp cầm máu như chích kim cầm máu, kẹp cầm máu, đốt điện, thắt mạch máu qua ống nội soi.

Bài thuốc dân gian chữa xuất huyết dạ dày

Bài 1:

Nguyên liệu: Rễ cây đinh lăng 12g, sa nhân 4g, trần bì 6g, gừng 4g, hậu phác 8g, đậu ván 12g, mộc hương 4g, hạt sen 10g.

Cách sử dụng: Hạt sen sao vàng, đấu ván và gừng nướng chín. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm để sắc khoảng 1 tiếng. Uống nước sắc ngày 2 lần trước bữa ăn trưa và tối.

Bài 2

Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, bột tam thất 3g và ngó sen.

Cách sử dụng: Rửa sạch ngó sen và luộc lấy nước. Đập trứng gà cùng ngó sen sẽ và bột tam thất hòa cùng nhau. Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy.

Bài thuốc dân gian giúp cầm máu, làm lành vết loét dạ dày.png

Bài thuốc dân gian giúp cầm máu, làm lành vết loét dạ dày

Lưu ý: Đây là những bài thuốc lưu truyền trong dân gian vì vậy tác dụng chưa được chứng minh, bạn nên thận trọng trước khi dùng.

Cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Để phòng ngừa xuất huyết dạ dày, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Ăn uống điều độ, không ăn quá no và nên chia ra thành các bữa nhỏ trong ngày. Nên cho người bệnh ăn nhạt, ăn ít đồ chiên, xào.

2. Nên cho người bệnh ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như: Trái cây tươi, rau xanh và uống nhiều nước.

3. Duy trì tâm trạng vui vẻ, không nên lo lắng quá nhiều bởi dạ dày là cơ quan bị cảm xúc chi phối nhiều nhất.

4. Tăng cường vận động thể chất là chìa khóa giúp cải thiện tình trạng bệnh, chẳng hạn như chạy bộ, yoga,...

5. Ăn chậm, nhai kỹ, tránh lao động nặng sau khi ăn.

6. Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, giữ tâm trạng vui vẻ, giảm bớt những lo lắng không đáng có.

7. Bỏ thuốc lá, tránh uống rượu, caffeine (cà phê, trà mạnh, cola, ca cao).

8. Sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là cao hạt bưởi và glycine giúp làm lành vết loét, hỗ trợ hoạt động của dạ dày.

Xuất huyết dạ dày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người mắc các bệnh dạ dày cần có những hiểu biết nhất định để phòng ngừa xuất huyết.

Thanh Thúy

Bình luận